Văn hóa - Xã hội
Giải pháp xây dựng nền công nghiệp văn hoá Việt Nam hội nhập và phát triển
CT&PT - Tiềm năng và lợi thế của ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam rất lớn, nên việc phát triển và khai thác tốt công nghiệp văn hóa có thể mang lại những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện các nguyên tắc “dân tộc, khoa học, đại chúng” trong phát triển văn hóa Việt Nam
CT&PT - Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là một văn kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam. Từ các nguyên tắc trong bản Đề cương: “dân tộc, khoa học, đại chúng”, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa đã không ngừng được bổ sung, phát triển qua các giai đoạn cách mạng. Sau 80 năm, những nguyên tắc đó vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, là cơ sở để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới tốt đẹp hơn
CT&PT - Ngày 22/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 79. Việt Nam cam kết đóng góp tích cực, hiệu quả vào các nỗ lực chung nhằm xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bình đẳng vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân loại. Tạp chí Chính trị và Phát triển xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
CT&PT - 57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Đẩy mạnh đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Tỉnh ủy Điện Biên trong giai đoạn hiện nay
CT&PT - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định: “công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân” . Đối với Tỉnh ủy Điện Biên, việc lãnh đạo thực hiện tốt công tác dân vận là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Trên cơ sở kết quả lãnh đạo thực hiện công tác dân vận của Tỉnh uỷ Điện Biên thời gian qua, bài viết đề xuất một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Tỉnh ủy.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đa văn hóa
CT&PT - Mặc dù các văn kiện, nghị quyết… của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ không trực tiếp đề cập đến cụm từ “đa văn hóa”, song nội dung về đa văn hóa, về tôn trọng sự đa dạng trong văn hóa của các tộc người ở Việt Nam và tôn trọng sự đa dạng của nền văn hóa nhân loại… đã được bao trùm trong các khái niệm “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”...
Tính nhân văn trong truyền tải thông điệp báo chí về bạo lực học đường
CT&PT - Ở Việt Nam, bạo lực học đường là vấn đề đã và đang nhận được sự quan tâm, nghiên cứu trên nhiều góc độ. Trong bối cảnh báo chí, truyền thông phát triển mạnh mẽ, việc duy trì và phát huy tinh thần nhân văn trong truyền tải thông điệp về vấn đề bạo lực học đường là vô cùng quan trọng và cần thiết, góp phần bảo vệ những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, hướng đến mục tiêu “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Trên cơ sở nhìn nhận, phân tích những vấn đề liên quan, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính nhân văn của báo chí trong truyền tải thông điệp về bạo lực học đường.
Phát triển du lịch tỉnh Điện Biên xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh
CT&PT - Điện Biên là mảnh đất gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” - Một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Với lịch sử hào hùng, văn hóa đặc sắc và thiên nhiên hùng vĩ, Điện Biên là nơi hội tụ tinh hoa của vùng biên giới Tây Bắc. Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, Điện Biên đã và đang nỗ lực phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển tỉnh thành điểm du lịch hấp dẫn của vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Hiện trạng các mô hình du lịch cộng đồng tại Lâm Đồng
CT&PT - Du lịch dựa vào cộng đồng là hình thức du lịch được tổ chức dựa trên sự phối hợp từ cộng đồng, chủ yếu khai thác bền vững các giá trị sẵn có ở địa phương, qua đó có thể gia tăng phát triển kinh tế địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng: Thích ứng và phát triển trong bối cảnh hiện nay
CT&PT - Đảng và Nhà nước xác định ngành ngân hàng cần tiên phong trong tiến trình chuyển đổi số. Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, thời gian qua, ngành ngân hàng đã nỗ lực thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên nhiều mặt với kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu mới, để giữ vững ngọn cờ tiên phong trong hành trình chuyển đổi số, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, ngành ngân hàng cần tiếp tục đưa ra các giải pháp thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.
Bàn về “liên văn hóa” từ 3 nguyên tắc: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa
CT&PT - Với bất kỳ dân tộc nào, trong bối cảnh mở cửa hội nhập đều phải đối mặt với sự xâm lăng văn hóa. Như một quy luật, chỉ có sức mạnh văn hóa nội sinh mới có thể tạo ra một sức đề kháng đủ mạnh để chống lại sự xâm lăng này. Văn hóa bản địa càng mạnh sẽ biến hại thành lợi, sẽ đồng hóa ngược lại văn hóa ngoại sinh, biến nó thành cái của mình.
Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
CT&PT - Lạng Sơn không chỉ là vùng đất giàu truyền thống cách mạng mà còn là mảnh đất đa bản sắc văn hóa dân tộc với 07 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,91% số dân của tỉnh, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống riêng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Với sự quan tâm của tỉnh, thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển văn hóa đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt nhiều kết quả quan trọng, đời sống văn hóa cơ sở được cải thiện rõ rệt, các thiết chế văn hóa được tăng cường đầu tư, các hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức thường xuyên góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc tỉnh Lạng Sơn.
Chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản hiện nay
CT&PT - Thực hiện Nghị quyết đại hội XIII của Đảng về xây dựng và phát triển ngành Xuất bản Việt Nam theo hướng “tinh gọn, hiện đại hóa”, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Xuất bản, In và Phát hành đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản, các nhà xuất bản, doanh nghiệp in và phát hành triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng
Hai nước Việt Nam và Trung Quốc ký kết 36 văn bản thỏa thuận hợp tác
CT&PT - 36 văn bản thỏa thuận hợp tác đã được các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương ký kết trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.