Báo chí - Tin Tức về Báo chí mới nhất - Chinhtrivaphattrien.vn
Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
CT&PT - Báo chí, xuất bản là “tai mắt” của Đảng, “tiếng nói” của nhân dân, góp phần giám sát, phát hiện, đấu tranh, lên án những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ - công tác “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”; đồng thời, bồi đắp nền tảng tư tưởng, lập trường chính trị; tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân tham gia đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, góp phần giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị.
Cuộc chiến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
CT&PT - Trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam, mỗi cán bộ, đảng viên là gìn giữ thể chế của đất nước, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người, ứng dụng công nghệ số trở thành định hướng chủ đạo ở mọi lĩnh vực và là một nhu cầu cấp thiết đối với mỗi cá nhân, các đối tượng thù địch, phản động đã lợi dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật để công kích nền thể chế nước ta. Trước tình hình đó, báo chí cách mạng Việt Nam cần làm tốt vai trò tiên phong trong cuộc chiến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
Phát huy vai trò của báo chí phòng, chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay
CT&PT - Báo chí không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội mà còn định hướng, đóng góp cho sự phát triển xã hội khi thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình. Báo chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định, phổ biến các giá trị xã hội, đồng thời là phương tiện nhận diện, phê phán, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực xã hội.
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chỉ dẫn và động lực quan trọng đối với báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
CT&PT - Trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhiều nhận định, định hướng, chỉ đạo quý báu đối với báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là những chỉ đạo có tính hệ thống, xuyên suốt trong các bài phát biểu, bài báo từ năm 1986 đến năm 2022. Trên cơ sở phân tích các định hướng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong cuốn sách, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Báo chí tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
CT&PT - Báo chí là vũ khí sắc bén của Đảng, có đóng góp tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong những năm qua, “Các cơ quan thông tấn, báo chí đã tích cực vào cuộc, đồng hành cùng Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vừa tuyên truyền, vừa tích cực đấu tranh, phát hiện tham nhũng, tiêu cực, vừa tích cực đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực xấu, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”. Bài viết làm rõ những đóng góp của các cơ quan báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay.
Báo chí với vai trò bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở việt nam hiện nay
CT&PT - Hiện nay, các thế lực thù địch luôn tìm đủ mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trở thành một trong những nhiệm vụ to lớn, cấp bách của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Trong đó, báo chí đã và đang là lực lượng chủ lực, tiên phong đi đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch.
Báo chí phải là ngọn cờ đầu, kết nối và huy động các nguồn lực, nuôi dưỡng, khơi gợi, khích lệ khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
CT&PT - Tại Lễ Trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVII - năm 2022, kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã có bài phát biểu quan trọng. Tạp chí Chính trị và Phát triển trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu.
Trách nhiệm của báo chí trong thời kỳ công nghệ số
CT&PT - Trong tiến trình phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam có thể khẳng định các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo đã làm tốt nhiệm vụ của mình, đạt được những thành tích đáng tự hào, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
30 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”
Hội đồng Chung khảo Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ hai, năm 2022-2023 đã lựa chọn 30 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải, gồm: 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 9 giải Ba và 12 giải Khuyến khích.
Báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
CT&PT - Báo chí có vai trò quan trọng, là tuyến đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Thực tiễn cho thấy, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang đứng trước nhiều thuận lợi mới, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn. Thành tựu, kết quả của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện chính trị, tư tưởng - lý luận và thực tiễn, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đất nước tiếp tục phát triển vững vàng trên con đường đổi mới và hội nhập quốc tế.
Phát huy vai trò của báo chí trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện nay
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông. Sắp xếp ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa. Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”1. Đây là định hướng rất quan trọng cho sự phát triển của các cơ quan báo chí, truyền thông ở nước ta trong bối cảnh công nghệ số và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư