văn hóa - Tin Tức về văn hóa mới nhất - Chinhtrivaphattrien.vn
Xây dựng văn hóa và con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
CT&PT - Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Con người và văn hóa là những vấn đề mà Hồ Chí Minh rất quan tâm trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, đồng thời văn hóa và con người cũng là những nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa
CT&PT - Ngày nay, vấn đề văn hóa và bảo vệ văn hóa là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đang mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế; đây là cơ hội lớn để chúng ta phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc; đồng thời, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đưa nước ta phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng. Thực tế đó, Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách và hệ thống giải pháp phù hợp nhằm quản lý văn hóa có hiệu quả, góp phần tạo sức mạnh tinh thần, nền tảng nội sinh cho sự phát triển bền vững đất nước.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở nước ta
CT&PT - Tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tương hỗ, là động lực của nhau. Bởi kinh tế tăng trưởng nhanh, đúng hướng sẽ tạo điều kiện cho văn hóa phát triển; văn hóa phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững, ngược lại, nếu môi trường văn hóa bị “ô nhiễm” sẽ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển bền vững, cần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, cùng với nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa.
Khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm, năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
CT&PT - Chiều 28/8/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch long trọng tổ chức Hội nghị Tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; 78 gương điển hình tiên tiến (5 tập thể, 73 cá nhân) trong lĩnh vực văn hóa.
Những trăn trở đối với văn hóa, con người Việt Nam trong thời đại đổi mới và hội nhập sâu rộng hôm nay
CT&PT - Trên cơ sở tập hợp những bài viết chú dụng tính khảo cứu và tìm hiểu sâu rộng về văn hóa của nhà báo, PGS, TS. Nguyễn Hồng Vinh, cuốn sách “Văn hóa và con người Việt Nam thời hội nhập” cho thấy cái nhìn đa chiều về văn hóa, đặt văn hóa trong sự biến thiên của lịch sử, giữa những biến động của thời đại, vượt lên cuộc chiến gian lao, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của quốc gia ở thời bình. Qua đó, không chỉ khẳng định vị thế, sứ mệnh của văn hóa, thể hiện tình yêu, sự trân trọng và niềm tự hào đối với những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc, mà còn cho thấy nỗi niềm trăn trở của tác giả đối với sự phát triển của văn hóa trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Thực trạng và giải pháp mang tính định hướng trong quá trình hội nhập văn hóa thời kỳ đổi mới
CT&PT - Hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hội nhập về văn hóa. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, hội nhập quốc tế là con đường tối ưu để rút ngắn sự tụt hậu so với các nước khác. Do đó, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt nhưng vẫn bảo đảm tính hiện đại, phù hợp xu thế thế giới đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối với sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển văn hóa.
Nhận thức giá trị bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lĩnh vực văn hóa trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”
Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, trong đó có sự đóng góp quan trọng của nguồn lực văn hóa. Tuy nhiên, trước tình hình mới với những thời cơ, thách thức đan xen, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thực sự trở thành “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, “soi đường cho quốc dân đi”; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.