hội nhập quốc tế - Tin Tức về hội nhập quốc tế mới nhất - Chinhtrivaphattrien.vn
Ngoại giao kinh tế trong đổi mới và hội nhập quốc tế
CT&PT - Ngoại giao kinh tế ra đời cùng với các mối quan hệ kinh tế giữa các nước trong quan hệ quốc tế. Cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế đã và đang trở thành một trong những nhân tố quan trọng, mang tính quyết định trong các hoạt động ngoại giao của một quốc gia. Trên cơ sở phân tích vai trò của ngoại giao kinh tế trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước, bài viết gợi mở một số giải pháp thúc đẩy, phát huy hiệu quả của ngoại giao kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số ở Việt Nam
CT&PT - Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học, công nghệ, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội… đòi hỏi các quốc gia phải đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, và đây là xu hướng tất yếu khách quan. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng chính phủ điện tử, tuy nhiên vẫn còn những bất cập, vướng mắc, đòi hỏi cần có giải pháp đột phá để tiếp tục xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Bảo vệ quyền độc lập dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế
CT&PT - Bối cảnh quốc tế hiện nay đòi hỏi mỗi quốc gia dân tộc phải có những phân tích, đánh giá một cách đầy đủ về những tác động do hội nhập quốc tế mang lại để có những giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ vững chắc quyền độc lập dân tộc. Bài viết góp phần đánh giá các tác động tích cực, những thách thức và đề xuất một số một số giải pháp bảo vệ quyền độc lập dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Yêu cầu tổng quát và các điều kiện chủ yếu đối với nhà nước kiến tạo phát triển
CT&PT - Nhà nước kiến tạo phát triển là một mô hình quản lý nhà nước, trong đó nhà nước đề ra các thể chế mang tính định hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, đồng thời nhà nước tăng cường giám sát để phát hiện và khắc phục kịp thời các mất cân đối có thể xảy ra nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
Thanh niên quân đội với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
CT&PT - Trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện và sâu rộng, thanh niên quân đội thể hiện rõ vai trò quan trọng trong bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thông qua việc tích cực quảng bá giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” ở trong nước và quốc tế; trực tiếp bổ sung, phát triển hệ giá trị văn hóa quân sự truyền thống; tham gia đấu tranh có hiệu quả phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa... Nhận thức sâu sắc những vấn đề trên là cơ sở để cấp ủy, chỉ huy và các tổ chức đoàn trong quân đội xây dựng, triển khai đồng bộ hệ thống giải pháp mang tính thiết thực, khả thi phát huy vai trò thanh niên quân đội tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.
Giáo dục ý thức dân tộc, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam trong xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế
CT&PT - Ý thức dân tộc, lòng yêu nước là giá trị rất quan trọng đối với mỗi người dân trong việc xây dựng đất nước thành quốc gia phát triển, thịnh vượng, hòa bình, hạnh phúc trước những thách thức ngày càng gia tăng của toàn cầu hóa. Do đó, giáo dục ý thức dân tộc, đặc biệt là cho thế hệ trẻ, có vai trò vô cùng quan trọng, cần được thực hiện một cách bài bản, có hệ thống.
Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
CT&PT - Đại hội XIII (tháng 01/2021) của Đảng xác định nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại bao gồm ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Nhiệm vụ của đối ngoại là phát huy vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Triển khai thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế trong nửa nhiệm kỳ vừa qua tiếp tục được mở rộng, đạt nhiều kết quả quan trọng; tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
CT&PT - Ngày 12/8/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 321/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế (Nghị quyết 22) tại phiên họp ngày 02/8/2023.
Xuất bản sách lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh hội nhập quốc tế
CT&PT - Xuất bản từ lâu đã là kênh tuyên tuyền tư tưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng hành cùng công cuộc xây đắp, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong thời gian qua, nội dung Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới đã được cụ thể hóa trong nội dung công tác xuất bản.
Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế qua nghiên cứu tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
CT&PT - Tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đóng góp toàn diện, sâu sắc vào kho tàng lý luận của Đảng. Trong đó, tác phẩm đưa ra định hướng quan trọng qua việc giải quyết mối quan hệ cơ bản, cốt lõi giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Quan điểm phát triển nguồn nhân lực Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
CT&PT - Sự phát triển nguồn nhân lực vùng Nam bộ cũng luôn chịu sực tác động của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, đặc điểm dân cư... Quy mô, cấu trúc nguồn nhân lực vùng Nam bộ có nhiều đặc điểm riêng biệt. Do đó, cần quán triệt các quan điểm phát triển nguồn nhân lực Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế
CT&PT - Ngày nay, hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của thời cuộc, vừa là nhu cầu tồn tại của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, mang lại nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Điều này cho thấy, hội nhập quốc tế là một chủ trương đúng đắn, nhất quán, là định hướng chiến lược lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam
CT&PT - Xuất phát vai trò quan trọng của mỗi gia đình đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề xây dựng và bảo vệ gia đình. Tuy nhiên, trước tác động của quá trình hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, nạn bạo lực gia đình đang diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng cả về số vụ lẫn tính chất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh cũng như trật tự, an toàn xã hội.
Chủ trương của Đảng về xây dựng hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
CT&PT - Trải qua hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Trong lãnh đạo tiến trình đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta từng bước phát triển tư duy lý luận về xây dựng hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam. Đảng ta đã xác định vấn đề xây dựng hệ giá trị văn hóa, con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ngang hàng với nhiệm vụ kinh tế, chính trị trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Những yếu tố cần thiết để đoàn viên, thanh niên hội nhập quốc tế
CT&PT - Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện đã tạo ra những cơ hội để cho mọi công dân có thể mở rộng sự giao lưu và tìm kiếm cơ hội phát triển. Đối với thanh niên thì điều này càng trở nên quan trọng hơn bởi tuổi trẻ luôn năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, nhanh nhạy nên có nhiều hơn các cơ hội để giao lưu, học tập. Tạo ra nhiều cơ hội, song hội nhập quốc tế cũng đã và đang đặt ra cho thanh niên Việt Nam nhiều thách thức lớn, đòi hỏi đoàn viên, thanh niên phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết để hội nhập quốc tế.
Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
CT&PT - Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mà đất nước ta đang tập trung đẩy mạnh, tự bản thân nó là một quá trình biến mọi hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, đặc biệt là hoạt động tinh thần và đời sống văn hóa lên trình độ tiên tiến và hiện đại. Đó là quá trình văn hóa hóa đời sống xã hội và văn hóa hóa chính bản thân con người. Để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp này, bên cạnh những yêu cầu về chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước, còn cần đến một đội ngũ những nhà lãnh đạo, quản lý trong mọi lĩnh vực hoạt động hội đủ các phẩm chất và năng lực tương ứng.
Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về hội nhập quốc tế
CT&PT - Ngày nay, hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của thời cuộc, vừa là nhu cầu tồn tại của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, mang lại nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Điều này cho thấy, hội nhập quốc tế là một chủ trương đúng đắn, nhất quán, là định hướng chiến lược lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền Kinh tế trong xu thế hội nhập Quốc tế
CT&PT - Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hoá diễn ra rộng khắp. Hội nhập tạo động lực cho kinh tế các địa phương trong nước đổi mới và phát triển, nhưng hội nhập cũng mang lại những thách thức lớn đối với các nền kinh tế. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề cốt lõi, có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế của mỗi địa phương. Qua khảo sát và nghiên cứu những kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số quốc gia và địa phương, tác giả rút ra một số bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh
Thực trạng và giải pháp mang tính định hướng trong quá trình hội nhập văn hóa thời kỳ đổi mới
CT&PT - Hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hội nhập về văn hóa. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, hội nhập quốc tế là con đường tối ưu để rút ngắn sự tụt hậu so với các nước khác. Do đó, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt nhưng vẫn bảo đảm tính hiện đại, phù hợp xu thế thế giới đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối với sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển văn hóa.