cán bộ, đảng viên - Tin Tức về cán bộ, đảng viên mới nhất - Chinhtrivaphattrien.vn
Cán bộ, đảng viên thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
CT&PT - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một nội dung cơ bản, hệ trọng của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Để góp phần phản bác, đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng là mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, đi đầu trong bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Học tập và làm theo phong cách nghiên cứu, học tập lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
CT&PT - Phong cách nghiên cứu, học tập lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bộ phận trong hệ thống phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, nghiên cứu, học tập phong cách lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần xem xét trên cả ba yếu tố tư tưởng, đạo đức, phương pháp. Phong cách nghiên cứu, học tập lý luận của Người không chỉ dừng lại ở việc quan tâm nâng cao trình độ lý luận cho mọi đối tượng trong thực hiện nhiệm vụ, mà còn thể hiện thông qua sự nêu gương của Người trong nghiên cứu, học tập lý luận để mọi người có thể học tập và làm theo.
Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống của đảng viên ở Đảng bộ tỉnh Bến Tre hiện nay
CT&PT - Trong suốt gần 95 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến xây dựng “tư cách của người cách mạng”, đạo đức cách mạng của đội ngũ đảng viên, khẳng định đạo đức là thuộc tính của Đảng, Đảng “là đạo đức, là văn minh”, đạo đức là “gốc” của người cách mạng. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đạt hiệu quả, việc phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của đảng viên là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị tỉnh Bến Tre, trước hết là Đảng bộ tỉnh Bến Tre.
Công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hà Nam hiện nay
CT&PT - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Người khẳng định: “Giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng”. Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, công tác chính trị, tư tưởng nói chung và công tác giáo dục đạo đức cho đảng viên trong đảng bộ nói riêng luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu, phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng, góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân, qua đó củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Phát huy vai trò của báo chí phòng, chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay
CT&PT - Báo chí không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội mà còn định hướng, đóng góp cho sự phát triển xã hội khi thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình. Báo chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định, phổ biến các giá trị xã hội, đồng thời là phương tiện nhận diện, phê phán, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực xã hội.
Khơi dậy tinh thần nêu gương trong cán bộ, đảng viên
CT&PT - Cuốn sách “Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về nêu gương và trách nhiệm nêu gương” đề cao trách nhiệm, lan tỏa, khơi dậy tinh thần nêu gương, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.
Khơi dậy khát vọng đổi mới, sáng tạo của cán bộ, đảng viên
CT&PT - Nghị định số 73/2023/NĐ-CP, ngày 29/9/2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đây được xem là cơ sở quan trọng để khơi dậy khát vọng đổi mới, sáng tạo của mọi cán bộ, đảng viên.
Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
CT&PT - Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu, để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng là một trong những việc cần làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng chuẩn mực đạo đức trung thành, kiên định, vì nước, vì dân
CT&PT - Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên là những phẩm chất tốt được xã hội, Đảng và hệ thống chính trị thừa nhận, trở thành nguyên tắc, thói quen, định hướng giá trị trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, là căn cứ để đối chiếu, chi phối, điều chỉnh hành vi của cán bộ, đảng viên. Những chuẩn mực đó đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Đi tìm chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên không thể tách từng mối quan hệ vì con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, cùng một lúc phải xử lý nhiều mối quan hệ.
Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Ninh trong công tác giáo dục lý luận chính trị cho đảng viên hiện nay
CT&PT - Công tác giáo dục lý luận chính trị (LLCT) là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng ta, có vai trò quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu từng thời kỳ phát triển của đất nước.
Học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
CT&PT - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự cần thiết và vai trò của việc nêu gương đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nêu gương được Người coi là một trong những cách thức quan trọng để cán bộ, đảng viên phát huy trách nhiệm của mình trước Đảng và trước Nhân dân. Tư tưởng đó của Người có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.
Vận dụng tư tưởng “cần, kiệm, liêm, chính” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
CT&PT - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Theo Người, đạo đức là cái gốc của người cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì không lãnh đạo được nhân dân. Người chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(1). Quan điểm của Người là sự kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hiện nay, trong bối cảnh Đảng ta đang đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hóa”, việc thực hành cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII
CT&PT - Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ ta. Trong đó, phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII nhấn mạnh: “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,… của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, có mặt, có lúc, có bộ phận còn diễn biến phức tạp, tinh vi hơn”. Vì vậy, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ vô cùng cấp bách, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Khai trương “Hệ thống thí điểm phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet”
CT&PT - Chiều ngày 9/8/2023, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ khai trương “Hệ thống thí điểm phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet”. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, chủ trì Lễ khai trương
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng phẩm chất liêm, chính cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay
CT&PT - Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm, yêu cầu về liêm, chính đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên trên nhiều bình diện, ở nhiều tầng bậc; qua đó, thể hiện một trí tuệ uyên bác, tầm nhìn chiến lược sâu rộng, phẩm chất đạo đức mẫu mực của một lãnh tụ kiệt xuất. Hiện nay, những chỉ dẫn đó của Người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Một số ý kiến về xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
CT&PT - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; coi trọng việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức cách mạng làm cơ sở để cán bộ, đảng viên tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện. Bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới
Xuất bản tài liệu chuyên đề “Đảng ta thật là vĩ đại”
CT&PT - Tài liệu chuyên đề “Đảng ta thật là vĩ đại” giúp cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở nắm vững, hiểu sâu về vai trò lãnh đạo, sứ mệnh, sự cống hiến của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong mối quan hệ với công việc, với đồng chí, đồng nghiệp
CT&PT - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta nhất quán với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi “đạo đức là gốc”1, với tinh thần: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”2; Người cách mạng có đạo đức phải ra sức rèn luyện, vì “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”3 và phải “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”4. Quán triệt quan điểm đó của Người, trong tình hình mới, cần xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong mối quan hệ với công việc, đồng chí, đồng nghiệp để dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát.
Nêu gương - Một phương thức lãnh đạo của Đảng có sức lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ đối với nhân dân
CT&PT - Thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên là một trong những phương thức lãnh đạo rất quan trọng của Đảng ta trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Hành động gương mẫu, nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, chính là “mệnh lệnh không lời”, trực tiếp truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nhân dân học tập, noi theo; qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.