kinh tế - xã hội - Tin Tức về kinh tế - xã hội mới nhất - Chinhtrivaphattrien.vn
Hiện trạng các mô hình du lịch cộng đồng tại Lâm Đồng
CT&PT - Du lịch dựa vào cộng đồng là hình thức du lịch được tổ chức dựa trên sự phối hợp từ cộng đồng, chủ yếu khai thác bền vững các giá trị sẵn có ở địa phương, qua đó có thể gia tăng phát triển kinh tế địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Chủ trương của Đảng về đổi mới công tác thông tin đối ngoại trong 10 năm đầu đổi mới
CT&PT - Bước vào thời kỳ đổi mới, với quan điểm “thêm bạn, bớt thù” trong đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, Đảng và Nhà nước coi trọng phát triển quan hệ với tất cả các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế. Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông là một chủ trương và cũng là phương thức rất quan trọng để Đảng, Nhà nước truyền tải những thông tin chính thống về mọi mặt, xây dựng hình ảnh quốc gia, dân tộc Việt Nam ra thế giới, phục vụ muc tiêu, nhiệm vụ đối ngoại của Đảng, đồng thời góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ để củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước
CT&PT - Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, trong đó công tác cán bộ là “then chốt của then chốt”. Tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ ảnh hưởng rất lớn đến công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Bài viết phân tích những biểu hiện và hậu quả của tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, qua đó đề xuất những giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ để thực hiện thành công công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
CT&PT - Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tăng cường sự đồng thuận xã hội, củng cố lòng tin của Nhân dân và cộng đồng quốc tế đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Phát huy những kết quả tích cực đó, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc góp phần phát triển kinh tế - xã hội tăng cường, củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
CT&PT - Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới của Tổ quốc có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc được các cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo; các loại hình di sản văn hóa tiếp tục được bảo tồn, gìn giữ, trao truyền, phát huy giá trị, góp phần tạo tiền đề, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh tại địa phương, đẩy mạnh giao lưu đối ngoại, hội nhập quốc tế và phát triển trong giai đoạn hiện nay
Phát huy vai trò của Nhà nước, thị trường và xã hội trong phát triển hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam
CT&PT - Phát triển hệ thống chính sách xã hội là nhiệm vụ chiến lược, là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước Việt Nam; các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển hệ thống chính sách xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của các giai tầng xã hội cần phát huy vai trò của các chủ thể: Nhà nước, thị trường, xã hội đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Trên cơ sở phân tích làm rõ mối quan hệ và vai trò của các chủ thể, bài viết gợi mở một số phương hướng nhằm phát huy vai trò của “Nhà nước mạnh, thị trường hiệu quả và xã hội năng động, sáng tạo” trong phát triển hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam.
Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua nhiều dự án luật quan trọng; thực hiện hoạt động giám sát tối cao, quyết định một số vấn đề quan trọng và công tác nhân sự
CT&PT - Ngày 22/5/2023, Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Tạp chí Chính trị và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:
Tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
CT&PT - Phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng, biến đổi đáng kể về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực và sự biến đổi này được biểu hiện ở việc nâng cao năng lực, động cơ của người lao động và sử dụng năng lực toàn diện của người lao động vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người.
Phát huy tinh thần chiến thắng lịch sử 30/4/1975
CT&PT - Ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại đối với mỗi người dân Việt Nam. Nhân dân ta từ khắp mọi miền đất nước phấn khởi, vui mừng tự hào về thắng lợi của đại thắng mùa Xuân 1975, mốc son chói lọi kết thúc 21 năm cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ, hy sinh, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc. Đây là đỉnh cao trong lịch sử hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập và tự chủ của nhân dân trên con đường thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước.
Đặc điểm tâm lý tộc người thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc
CT&PT - Tây Bắc là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của nước ta, là nơi có hơn 20 tộc người thiểu số cư trú, với sự đa dạng về nguồn gốc lịch sử và đặc điểm xã hội, văn hóa. Để phát triển vùng Tây Bắc, việc phát triển nguồn nhân lực các tộc người thiểu số là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Bài viết trình bày khái quát về địa bàn và các tộc người, phân tích đặc điểm tâm lý, tính cách các tộc người thiểu số, định kiến tộc người gắn với các đặc điểm cần có của nguồn nhân lực chất lượng. Đây là đặc điểm quan trọng, cần quan tâm khi phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các tộc người thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng và các vùng tộc người thiểu số ở Việt Nam nói chung.
Phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay
CT&PT - Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với nhiều sắc thái văn hóa vùng, miền rất phong phú và độc đáo, trong đó có văn hóa vùng dân tộc thiểu số. Đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi cần có những chính sách đặc thù để khai thông nguồn lực văn hóa vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động ly khai ở vùng đồng bào dân tộc
CT&PT - Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm kích động ly khai ở các vùng dân tộc thiểu số, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc là âm mưu mà các thế lực thù địch thường xuyên thực hiện nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Bài viết dự báo các diễn biến trong thời gian tới, đồng thời đưa ra giải pháp nhận diện, ngăn chặn và làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn đó.
Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động cung ứng dịch vụ công
CT&PT - Dịch vụ công là các dịch vụ cơ bản do Nhà nước đảm nhiệm cung ứng hoặc chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc cung ứng cho xã hội vì lợi ích chung của cộng đồng. Dịch vụ công có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, là mục tiêu của mọi xã hội trong việc nâng cao đời sống và phúc lợi cho người dân, đảm bảo công bằng và sự phát triển toàn diện cho tất cả thành viên trong xã hội.
Nâng cao vai trò lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy
CT&PT - Ban Thường vụ cấp ủy lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội là xác định phương hướng, mục tiêu, cách thức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Đặc biệt, ở cấp huyện, Ban Thường vụ đảng bộ huyện có vai trò đề ra chủ trương lãnh đạo cụ thể phù hợp tình hình địa phương, bảo đảm cho đường lối, chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống
Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về hội nhập quốc tế
CT&PT - Ngày nay, hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của thời cuộc, vừa là nhu cầu tồn tại của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, mang lại nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Điều này cho thấy, hội nhập quốc tế là một chủ trương đúng đắn, nhất quán, là định hướng chiến lược lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tiềm năng, cơ hội, thách thức trong phát triển bền vững kinh tế biển miền Trung hiện nay
CT&PT - Vùng biển miền Trung bao gồm vùng biển của 14 tỉnh, thành phố trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, chiếm 50% tổng số tỉnh, thành phố có biển của cả nước (14/28 tỉnh, thành phố); là địa bàn có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế biển. Để khắc phục những khó khăn, vượt qua thách thức, tận dụng, phát huy được tiềm năng, lợi thế của biển, làm giàu từ biển, cần các giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế biển miền Trung bền vững.