Phương hướng nâng cao trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở nước ta hiện nay

CT&PT - Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở nước ta hiện nay là một nội dung quan trọng góp phần đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi những tồn tại yếu kém ngay tại chính quyền cơ sở, góp phần đổi mới hệ thống chính trị từ chiều dưới lên, từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất, đổi mới tổ chức bộ máy gắn liền với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể nhân dân cũng như góp phần đưa các nguồn lực xã hội ngày càng lớn mạnh.

Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở nước ta hiện nay là một nội dung quan trọng góp phần đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi những tồn tại yếu kém ngay tại chính quyền cơ sở, góp phần đổi mới hệ thống chính trị từ chiều dưới lên, từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất, đổi mới tổ chức bộ máy gắn liền với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể nhân dân cũng như góp phần đưa các nguồn lực xã hội ngày càng lớn mạnh. Phát huy trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền hiện nay nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngay tại cơ sở. Nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ đứng đầu cơ quan nhà nước theo hướng đề cao quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, tăng cường các biện pháp xử lý sai phạm đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, trong sạch, thực sự là “công bộc” của nhân dân.

20200722024126-img-0047-1727553088.jpg
 

Tăng cường trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở phải bảo đảm một chính quyền cơ sở nói riêng và hệ thống hành chính nhà nước nói chung vận hành một cách thống nhất, thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả
Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở hiện nay phát huy được trên cơ sở hướng đến một chính quyền cơ sở vững mạnh, đúng theo yêu cầu đặt ra của người dân, đúng theo yêu cầu đặt ra của thực tiễn đất nước đủ điều kiện để thực hiện nội dung đó, đúng theo định hướng, quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước, chính quyền cơ sở là một nhà nước thu nhỏ, một nhà nước phục vụ dân và người đứng đầu là “công bộc” của dân, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chín quyền cơ sở không chỉ gắn với chính quyền cơ sở, nơi họ phụ trách công tác công tác quản lý, điều hành mà còn gắn với một hệ thống hành chính nhà nước vận hành tốt, có hiệu quả cao đúng như quản điểm chỉ đạo của chính phủ về xây dựng nền hành chính quốc gia hiện đại hóa gắn liền cải cách tổng thể chương trình hành chính quốc gia và trong đó chính quyền cơ sở là đối tượng của chương trình hướng đến.
Để thực hiện được phương hướng trên thì hướng đến một chính quyền theo hướng tản quyền của quyền lực nhà nước, càng hướng đến một chính quyền theo hướng mở, tinh gọn hơn nhưng đồng thời giải quyết được các nhiệm vụ thực tiễn ngay tại chính quyền cơ sở có hiệu quả nhất. Chính quyền cơ sở phải thực sự mạnh, mạnh ở đây không chỉ nằm ở thiết chế, tổ chức bộ máy mà hoạt động thích ứng với đời sống người dân. Vậy, bên cạnh vận hành đạt các tiêu chí hiện đại thì chính quyền cơ sở phải tích hợp được sức mạnh của các thiết chế đang tồn tại ở chính quyền theo hướng tiến bộ như thiết chế đảng, mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp, hướng chú trọng phát triển kinh tế, tăng cường đời sống người dân, phát huy vai trò doanh nghiệp, tôn trọng văn hóa xóm làng, tập tục hương ước, khối xóm… tạo được sự đồng thuận của lớn lao của mọi cá nhân, tổ chức trên địa bàn.
Hướng gắn với một nền quản lý hành chính quốc gia bởi lẽ chính quyền cơ sở là đối tượng hướng đến khi triển khai các chủ trương, quy định, quyết định, hướng dẫn…; là thành viên quan trọng của một cấp quản lý nhà nước, cấp quan trọng vì triển khai cụ thể nhất những nội dung mà nhà nước triển khai, những thuận lợi khó khăn, khả thi hay không khả thi, thích ứng hay bị loại bỏ đều phải hướng đến chính quyền cơ sở, cơ quan quyền lực của nhà nước ở cơ sở. Theo chiều ngược lại, để chính quyền cơ sở đủ mạnh thì chính quyền cấp trên cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện như các chủ trương chính sách, quy định của cấp trên phải phù hợp, phải thực sự đổi mới, chỉ ra được những định hướng, giải pháp khả thi và đầy tiến bộ; hướng cho một chính quyền mở bằng cách đảm bảo nguồn lực vật chất cho chính quyền cơ sở nhưng không phải bao cấp mà chỉ ra các phương thức, cơ chế tự thân phát triển của chính quyền cơ sở; tăng quyền hạn, tăng các lĩnh vực, tăng thêm công tác phụ trách.
Như vậy, theo đúng định hướng về bảo đảm một chính quyền cơ sở nói riêng và hệ thống hành chính nhà nước nói chung vận hành một cách thống nhất, thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả chính là điều kiện quan trọng để đảm bảo nâng cao trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở. Chính từ định hướng này người đứng đầu chính quyền cơ sở đảm bảo cơ sở pháp nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành của mình tại chính quyền địa phương; chính quyền cơ sở mạnh gắn liền với nền hành chính quốc giai hiện đại tạo ra nguồn lực to lớn cho người đứng đầu thực thi nhiệm vụ của mình, đồng thời có thiết mạnh để có chế tài xử phạt khi người đứng đầu chính quyền cơ sở vi phạm; hơn nữa, chính quyền cơ sở và một nền hành chính theo hướng hiện đại tức là phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, trong đó nhiệm vụ của người đứng đầu chính quyền cơ sở sẽ cụ thể hơn, rõ hơn, minh bạch hóa các nhiệm vụ hơn, công việc và nhiệm vụ của người đứng đầu chính quyền cơ sở ít chồng chéo hơn, tính chủ động và sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ cũng tăng cường lên rất nhiều.
Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở theo hướng này được tính theo hiệu quả công việc bên cạnh tính đến chế tài xử phạt. Tuy nhiên một nhà nước mạnh là một nhà nước buộc mọi thành viên không những phải làm theo những gì mà thể chế đề ra mà còn xử phạt nghiêm khắc những hành động sai phạm. Quy định và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ sở đều phải được cụ thể hóa thông qua các văn bản pháp luật và những quy định mang tính pháp lý. Mặt khác, khâu đột phá là cải cách hành chính của nhà nước ta lại phải lấy việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu là một trong các vấn đề cốt lõi để nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước tại cơ sở. Đảng ta rất coi trọng nhiệm vụ cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay khi lãnh đạo xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Tăng cường trách nhiệm chính trị người đứng đầu chính quyền cơ sở phải trên cơ sở bám sát thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm trên các phương diện lý luận và thực tiễn của thế giới và thời đại  bảo đảm tính kế thừa, tiến bộ và hiện đại
Trong muôn vàn khó khăn của một mô hình CNXH hiện thực chính là vận dụng mô hình lý thuyết vào thực tiễn đời sống chính trị mà chưa hề có một mô hình nào giống mô hình nào về mặt thực tiễn, cái cũ, cái lạc hậu, cái mới, cái tiến bộ đan xen; yếu tố nội tại, trong nước và yếu tố bên ngoài, thế giới xâm nhập vào nhau; liều lượng vừa đủ cho các yêu tố trên là thách thức với mọi thể chế nói chung và một Việt Nam trong quá trình đổi mới đi lên.
Về mặt lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu về người đứng đầu chính quyền cơ sở ở nước ta còn ít, còn thua so với các nước về mặt hình thức và nội dung vì do đất nước ta trải qua một thời gian dài hàng trăm năm phải chống lại sự xâm lược của thực dân, đế quốc, đời sống thực tiễn không cho phép nghiên cứu những nội dung lý luận không sát với điều kiện đặt ra. Tuy nhiên không hẳn là thiếu những hạt nhân lý luận quan trọng - yếu tố để giành thắng lợi cách mạng. Vấn đề trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở lại càng mới, do quá trình đổi mới của đất nước mới diễn ra mấy chục năm (1986), các vấn đề lý luận khác như kinh tế thị trường hay nhà nước pháp quyền đang tiếp tục nghiên cứu; với chính quyền cơ sở gắn với trách nhiệm chính trị của đứng đầu càng là một nội dung lý luận mới dù rất quan trọng; Đảng chúng ta cũng xác định con đường đi lên CNXH ngày càng rõ hơn, rõ hơn về lý luận, thực tiễn và gắn với cách làm, bước đi phải có lộ trình phù hợp tiến trình đổi mới nhằm xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Đi tắt đón đầu để xây dựng một Việt Nam lớn mạnh phải gắn liền nguồn lực vật chất mới làm được - tư duy của của các nhà khoa học lý luận là một dạng vật chất trí tuệ. Các nước phát triển, biến quốc gia mình từ nghèo khó thành thịnh vượng vì họ biết tích hợp những giá trị tiến bộ của thế giới, của thời đại vào cải tạo chính quốc gia họ trên cơ sở khoa học của mọi vấn đề.
Xu hướng cho những quan điểm tiến bộ cũnng chính là tăng cường trách nhiệm chính trị người đứng đầu chính quyền cơ sở phải trên cơ sở bám sát thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm trên các phương diện lý luận và thực tiễn của thế giới và thời đại; bảo đảm tính kế thừa, tiến bộ và hiện đại. Vậy cụ thể tiếp thu những nội dung lý luận gì?
Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở được theo định hướng không tập trung quyền lực, xu hướng không bị giới hạn bởi các thiết chế và các khâu trung gian; các quy định khi được ban hành sát với đời sống thực tiễn, ít bị chồng chéo, dễ thực thi tại các quốc gia đó. Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở được nghiên cứu dưới góc độ gắn trách nhiệm chính trị với một thiết kế mô hình nhà nước khoa học, hiệu quả, coi trọng hiệu quả kinh tế của nhà nước đó tạo ra, thu gọn các hoạt động của bộ máy, các đầu mối trong công tác quản lý nhưng không giảm sút quyền lực của nhà nước, coi trọng sự truy cứu trách nhiệm ở khối tư pháp, dù họ không quyết định phán xét. Xu hướng thế giới quyền lực của nhà nước và quyền lực của cá nhân phải được minh bạch hóa, thông qua cơ chế công khai, minh bạch để thúc đẩy sự tương tác giữa các đối tượng. Các nghiên cứu nước ngoài hướng về đến các áp lực đối với nhà nước cũng là áp lực lên trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở; nó là sản phẩm tất yếu của những lựa chọn tự do, đa dạng trong xã hội trên nền tảng các pháp lý, quy định; trong xã hội nhiều lợi ích khác nhau trực tiếp hay gián tiếp đều tác động lên vai trò của người đứng đầu chính quyền cơ sở. Loại trừ yếu tố thể chế thì thực tiễn chính trị ở mỗi quốc gia khác nhau quy định trách nhiệm chính trị của người đứng đầu là khác nhau. Cộng vào đó dù đặc điểm điều kiện tự nhiên xã hội, tập quán, tiền lệ văn hóa, lịch sử khác nhau... nhưng xu hướng chung chú trọng phương pháp đo lường bằng các phương tiện định lượng được trách nhiệm đó; Tránh nhiệm chính trị cuả người đứng đầu chính quyền cơ sở đồng thời là kết quả chính trị tạo ra vừa ràng buộc được các thành viên, tác động đến các thiết chế nhưng kiểm soát được chính mình.
Vận dụng đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và Nhà nước, gắn phát huy dân chủ với đề cao trách nhiệm cá nhân để tăng cường trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản. Đây cũng là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở nước ta. Vấn đề này đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
Trong nguyên tắc tập trung dân chủ thì phương thức “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” là một trong những nội dung cơ bản. Các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đã ghi rõ cụ thể nội dung của phương thức. Tập thể lãnh đạo một mặt thể hiện cho quyền lực, sức mạnh ý chí của tổ chức một cách khách quan nhất, nhưng mặt khác là sự dân chủ trong thảo luận, bàn bạc của tập thể các công việc để quyết định các vấn đề, nhiệm vụ quan trọng. Cá nhân phụ trách ở đây là giao nhiệm vụ và quy kết trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức đảng hoặc cơ quan nhà nước.
Việc đề cao nguyên tắc này trong nội dung trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở chính là làm rõ hơn trách nhiệm thuộc về đối tượng là tập thể hay cá nhân khi có sai phạm xẩy ra để quy kết trách nhiệm và có biện pháp xử lý. Nguyên tắc này được đề cao nhưng phải theo hướng thể chế hóa theo hai mặt, một mặt tạo cơ chế thuận lợi cho người đứng đầu chính quyền cơ sở có sự chỉ đạo, quyết định ràng buộc từ tập thể để thực hiện nhiệm vụ thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, ràng buộc được những căn bệnh cá nhân chủ quan của cá nhân người đứng đầu; mặt khác, nếu không chỉ rõ trách nhiệm của tập thể cùng với trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu sẽ dẫn tới tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi có khó khăn hay xử lý sai phạm, khó quy kết hay khó truy cứu trách nhiệm.
Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ sở cần phải gắn liền với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới hệ thống chính trị cơ sở
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới hệ thống chính trị là phương hướng quan trọng để thực hiện trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở. Chúng ta vẫn thường rõ rõ xu hướng phân định quyền hạn của từng thiết chế chính trị xã hội, vẫn rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và sức mạnh quyền lực của Đảng với vai trò là đảng cầm quyền dù với tư cách là một thành viên trong hệ thống chính trị những điều chưa rõ với chúng ta chính là việc thể chế hóa vai trò sức mạnh quyền lực đó; hiện tại nhìn thấy một cơ chế song trùng, nghĩa là có hai chủ thể là Đảng và Nhà nước cùng thực hiện vai trò cầm quyền, vì Đảng lãnh đạo Nhà nước trong quá trình điều hành, quản lý hành chính; cuộc họp Đảng ủy xã cũng triển khai các nhiệm vụ như chính quyền và đồng chí bí thư đảng ủy cũng triển khai các nội dung nhiệm vụ như ông chủ tịch HĐND xã hay vị chủ tịch UBND xã và khẳng định vì đó là nhiệm vụ chính trị cơ bản của chính quyền xã cần triển khai.
Trong thực tế, Đảng là người quyết định các chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền; quyền lực tạo nên vị thế và thực quyền của Đảng cộng sản Việt Nam là rất rõ, quyết định mọi thành bại của cách mạng, tức là mọi nguồn lực cơ bản về vật chất và tinh thần đều do Đảng quyết định, điều đáng lập luận ở đây là chất lượng cầm quyền của Đảng, nhiều bất cập yếu kém ảnh hưởng đến tồn vong của chế độ, vậy cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới tự thân vững mạnh. Hơn bao giờ hết, xu hướng đổi mới phương thức cầm quyền của đảng chính là từ phía người dân, mà Đảng với sứ mệnh là đầy tớ trung thành với lợi ích của nhân dân.
Vậy xu hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với người đứng đầu chính quyền cơ sở như thế nào, đó chính là thể chế hóa mạnh hơn, cụ thể hơn các quy định của Đảng theo hướng đầu tư xây dựng, nghiên cứu các phương thức cầm quyền tiến bộ nhưng đảm bảo ược vai trò của Đảng.
Mặt khác, cần đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị ở cơ sở, mở rộng các thiết chế, các nguồn lực tham gia xây dựng chính quyền. Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội phải thực sự đổi mới góp phần nâng cao trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở Việt Nam hiện nay.


NCS. NGUYỄN THỊ KIỀU

Học viện Khoa học xã hội

Quý bạn đọc đặt sách/tạp chí online vui lòng để lại thông tin