Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược

CT&PT - Vì sao phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực? Câu hỏi này được đặt ra trong bối cảnh có ý kiến cho rằng nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm “nhụt chí”, “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm, thậm chí làm “chậm đi” sự phát triển của đất nước. Thực tiễn đã minh chứng: “Cuộc chiến” chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đặc biệt đã từng bước củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, thúc đẩy đất nước phát triển. Đây là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, không phải là cuộc đấu giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ” như một số người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu. Nhận định trên được khẳng định ngay ở trang đầu tiên của cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh của quyền lực” mà thời kỳ nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có. Ở Việt Nam, cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, tham nhũng, tiêu cực vẫn diễn biến phức tạp, là một trong những nguy cơ đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ. Tiếp theo cuốn sách Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xuất bản năm 2018, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Nội chính Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trong việc tuyển chọn, biên tập, xuất bản, cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh ra mắt bạn đọc vào dịp Xuân Quý Mão, năm 2023, nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023) và 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (2013 - 2023).

Trên cơ sở trả lời một cách toàn diện những câu hỏi: Tham nhũng, tiêu cực là gì? Nó có tác hại ra sao? Nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực? Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn? Phải làm gì và làm như thế nào để tiếp tục ngăn chặn, đẩy lùi nạn tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới?, cuốn sách hệ thống hóa quan điểm, tư tưởng, chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng trên cương vị người đứng đầu Đảng ta và Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của Đảng, cung cấp góc nhìn bao quát, toàn diện, góp phần làm rõ thêm một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, từ đó giải đáp một cách thấu đáo, logic, chặt chẽ và thuyết phục cho câu hỏi lớn mà lý luận và thực tiễn đặt ra.  

Cuốn sách tổng hợp, phân tích sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời, kiên quyết, kiên trì của đồng chí Tổng Bí thư như: “Chống tham nhũng không chỉ kêu gọi suông mà phải bằng luật pháp”; “Lò nóng lên rồi, củi tươi cũng phải cháy”; “Chống tham nhũng không thể bỏ dở giữa chừng”; “Ai nhụt chí thì đứng sang một bên cho người khác làm”; “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”; “Suy thoái tư tưởng chính trị là gốc của tham nhũng”. Với việc khẳng định, minh chứng bằng những lập luận và số liệu thuyết phục, những chỉ đạo đó có sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành mệnh lệnh của người đứng đầu Đảng ta trong “cuộc chiến” phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chống tham nhũng phải vừa nghiêm minh, vừa nhân văn, hợp tình, hợp lý, hợp lòng dân, khiến cho ai cũng tâm phục, khẩu phục.

Với dung lượng hơn 600 trang, gần 100 ảnh, cuốn sách được chia làm 3 phần, trình bày theo phong cách báo chí, hiện đại, mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhất là trong bối cảnh “cuộc chiến” chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam đã trở thành “cuộc chiến” không khoan nhượng, “không nghỉ”, “không ngừng”, đạt được những kết quả toàn diện, tích cực, thể hiện sự quyết tâm, sâu sát của Đảng, Nhà nước trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, đồng thời là mối quan tâm sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên với tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, kiên quyết, kiên trì ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược

Phần thứ nhất của cuốn sách tập trung làm rõ nhận định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược”, phản ánh toàn diện chặng đường 10 năm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, khẳng định những bước tiến quan trọng trong “cuộc chiến” chống “giặc nội xâm” dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, ráo riết, quyết liệt của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân; đồng thời xác định những việc phải làm và cách làm để tiếp tục ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới.

Trong bài viết tổng quan ở phần đầu cuốn sách, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên cách hiểu, nhận diện đúng về tham nhũng, tiêu cực. Tham nhũng là gì? Về bản chất, nói một cách nôm na, dễ hiểu như Chủ tịch Hồ Chí Minh thì tham nhũng là hành vi “ăn cắp của công làm của tư”1. So với “tham nhũng”, “tiêu cực” có nghĩa rộng hơn, do đó, phải xác định phạm vi của tiêu cực mà chúng ta cần tập trung phòng, chống là những hành vi có liên quan đến tham nhũng, đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống - cái “gốc” của tham nhũng. Do đó, phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tức là trị tận “gốc” của tham nhũng.

Với kinh nghiệm thực tiễn phong phú, sinh động, cùng tầm nhìn xa đối với các vấn đề xây dựng Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và công cuộc phát triển đất nước, Tổng Bí thư đã góp phần làm sáng rõ bước phát triển trong tư duy lý luận của Đảng, nhất là đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Sau hơn 35 năm đổi mới, chúng ta nhận thức rõ đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do đó, trong nhiệm kỳ đại hội nào, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng bàn và ra nghị quyết, chỉ thị, kết luận để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo đó, nếu như trước đây chống tham nhũng, lãng phí chủ yếu tập trung vào hai loại hành vi là tham ô, chiếm đoạt, làm thất thoát tài sản nhà nước và nhận hối lộ, đưa hối lộ, thì hiện nay chống tham nhũng, lãng phí không chỉ trong khu vực nhà nước mà còn mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước. Đặc biệt, không chỉ phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà còn gắn phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Bởi nguyên nhân sâu xa của tham nhũng là do chủ nghĩa cá nhân, do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao. Vì vậy, phải chấn chỉnh, uốn nắn từ suy nghĩ, nhận thức mới có thể phòng, chống từ sớm, từ xa, cả “ngọn” lẫn “gốc” tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Đây cũng là lý do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để chỉ đạo cả việc phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tiêu cực. Từ đây, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bước sang một giai đoạn mới, đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ hơn giữa phòng và chống theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Đảng đã được đề ra từ Nghị quyết Trung ương 3 khóa X. Theo đó, vị trí, vai trò của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được coi trọng và nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn, cho thấy quyết tâm cao, xuyên suốt của Đảng trong việc ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân.

Đặc biệt, để làm rõ quan điểm chỉ đạo nhất quán của Tổng Bí thư đối với “xu thế” đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cuốn sách đề cập phát biểu kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư tại các Hội nghị toàn quốc về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cho thấy rõ những bước tiến quan trọng của “cuộc chiến” chống “giặc nội xâm” qua từng thời kỳ. Nội dung phần thứ nhất của cuốn sách thể hiện kết quả công tác phòng, chống tham nhũng: Nếu như năm 2014 công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu và kỳ vọng của nhân dân2 thì đến năm 2022 tham nhũng đã từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng và toàn diện3.

Theo Tổng Bí thư, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, do đó “cuộc chiến” này đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, nòng cốt là các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời có sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng, tham gia tích cực của nhân dân. Bên cạnh đó, quá trình xử lý tham nhũng, tiêu cực luôn bảo đảm tiến hành đồng bộ giữa xử lý kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự; kỷ luật của Đảng đi trước, mở đường, tạo tiền đề để xử lý kỷ luật hành chính và xử lý hình sự.

Điểm đột phá và cũng là dấu ấn nổi bật trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là công tác phát hiện và xử lý tham nhũng đã được chỉ đạo và thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực hiện đúng quan điểm của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là “không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”. Đi đôi với việc tập trung chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để bảo đảm bốn “không”, đó là: “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực. Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là “để trị bệnh cứu người”, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực, từ đó nhằm cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòng ngừa là chính.

Đặc biệt, với việc thông tin nhiều số liệu thể hiện việc xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm trong 10 năm qua, cuốn sách cho thấy rõ quyết tâm rất cao, nói đi đôi với làm của Đảng, Nhà nước trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ là “tuyên ngôn chính trị” mà đã trở thành quyết tâm chính trị và hành động thực tế.

Nguồn: Báo cáo số 06-BC/TW ngày 23/7/2022 của Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 20224.

Nguồn: Báo cáo số 06-BC/TW ngày 23/7/2022 của Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 20225.

Không chỉ khẳng định, đánh giá những kết quả đạt được, trong phát biểu kết luận tại các Hội nghị toàn quốc, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật, Tổng Bí thư thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, bất cập, những vấn đề đặt ra trong quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt nhấn mạnh thực trạng tham nhũng, tiêu cực xảy ra ngay trong chính lực lượng chống tham nhũng, tiêu cực và cơ quan bảo vệ pháp luật, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, hiện trạng mặc dù đã tiến hành quyết liệt, song tham nhũng, tiêu cực vẫn tiếp diễn.

Cuốn sách đã rút ra 8 bài học kinh nghiệm quý, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là cơ sở quan trọng để tiếp tục vận dụng, phát huy, góp phần củng cố bản lĩnh và niềm tin của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong “cuộc chiến” cam go này:

Từ những bài học kinh nghiệm đó, cuốn sách đã xây dựng một hệ thống gồm 5 nhiệm vụ, giải pháp căn cơ, thiết thực, đề ra yêu cầu giai đoạn sau phải có bước tiến mới, quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả cao hơn giai đoạn trước. Trên cơ sở đó, cuốn sách trả lời thuyết phục câu hỏi phải làm gì và cách làm ra sao? Với lập luận logic và biện chứng, Tổng Bí thư nhấn mạnh trọng tâm, căn cốt của vấn đề là phải thay đổi, đổi mới toàn diện, trong đó vấn đề có ý nghĩa quyết định là nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng.

Cuốn sách còn đặc biệt làm rõ các quan điểm chỉ đạo quyết liệt, phù hợp với từng giai đoạn của Tổng Bí thư trong 36 phiên họp Ban Chỉ đạo, cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tư cách là Trưởng Ban Chỉ đạo từ năm 2013 đến năm 2022, trong đó quan điểm xuyên suốt là: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai. Để giúp bạn đọc hiểu sâu sắc quan điểm này, trên cơ sở trích dẫn bài phát biểu kết luận của Tổng Bí thư tại các phiên họp, cuộc họp, cuốn sách nhấn mạnh 5 nội dung quan trọng: (1) Ban Chỉ đạo và từng thành viên phải “đúng vai, thuộc bài”, nghĩa là phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, không làm thay, làm “trèo” sang việc của cơ quan khác; phải nắm vững, nắm chắc nguyên tắc, luật pháp, cơ chế, chính sách, quy chế, quy định... (2) Hoàn thiện thể chế để “không thể” tham nhũng, tiêu cực, nhất là thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng. (3) Thi hành đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự, trong đó cần tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có sai phạm. (4) Tập trung xử lý những khâu yếu, việc khó, đặc biệt là trong giám định, định giá tài sản phục vụ điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về tham nhũng, trong thu hồi tài sản tham nhũng, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “tham nhũng vặt”. (5) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhất quán phương châm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực: Cả ngọn lẫn gốc

Với tư duy sắc bén, nhãn quan chính trị vượt trội, Tổng Bí thư nhận định: vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ sớm, từ xa, mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, tức là trị tận “gốc” tham nhũng, tiêu cực. Để làm được điều đó, Đảng ta nói chung và mỗi cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đặc biệt là trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phần thứ hai của cuốn sách tập hợp, tuyển chọn 22 bài viết tiêu biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong đó có 14 bài viết về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ những năm đầu tiến hành đổi mới đất nước đến nay, 8 bài viết về rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, trong đó có bài được viết từ năm 1973, cho thấy đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành sự quan tâm, trăn trở, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng như việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ngay từ rất sớm, ở mỗi thời kỳ, trên nhiều cương vị, với nhiều bút danh khác nhau như: Trọng Nghĩa, Phan Chính, Phan Đăng Phú..., từ đó khẳng định yêu cầu quan trọng tất yếu, xuyên suốt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phải trị cả “ngọn” lẫn “gốc”. Để công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao nhất, trước hết Đảng phải tăng cường tự đổi mới, tự chỉnh đốn, phải tạo “sức đề kháng”, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn

Với 14 bài viết dưới dạng nghiên cứu khoa học chuyên sâu, bằng lập luận đanh thép và thuyết phục, vấn đề đổi mới, chỉnh đốn Đảng đã được đồng chí Nguyễn Phú Trọng quán triệt sâu sắc trên cơ sở đề cập những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, gắn với thực tiễn phát triển đất nước trong mỗi giai đoạn. Qua đó cho thấy nhận thức đối với vấn đề đổi mới, chỉnh đốn Đảng đã được đúc rút ngày một sâu sắc và toàn diện hơn, được coi là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ. Từ việc tổng kết kinh nghiệm công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đồng chí Nguyn Phú Trng luôn nhấn mạnh bài học quan trọng trong quá trình thực hiện, đó là Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động; vấn đề có ý nghĩa quyết định trong tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng là Đảng phải quan tâm, chăm lo đầy đủ đến đời sống, lợi ích của quần chúng; thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng; củng cố và xây dựng tổ chức đảng thật sự trong sạch, khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, làm cho Đảng thật sự xứng đáng “là người lãnh đạo, là người đày tớ trung thành của nhân dân”. Bên cạnh đó, phải khẩn trương làm trong sạch đội ngũ của Đảng, khắc phục các hiện tượng sa sút, thoái hóa về phẩm chất, lối sống của cán bộ, đảng viên. Phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là vấn đề có ảnh hưởng quyết định đến uy tín, danh dự của Đảng, tác động trực tiếp đến mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng. Quần chúng nhìn nhận, đánh giá Đảng thông qua phẩm chất, tư cách, lối sống của cán bộ, đảng viên. Nói quần chúng giảm sút lòng tin đối với Đảng không phải là giảm sút lòng tin đối với lý tưởng, sự nghiệp của Đảng, mà là đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên đã hư hỏng, sa đọa, một số tổ chức đảng đã rệu rã, không còn sức chiến đấu.

Cuốn sách cũng phân tích sự phát triển nhận thức của Đảng về công tác xây dựng Đảng, được thể hiện trong nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các Cương lĩnh, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc... Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xác định mục tiêu mới là: Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, “chống” là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách6… Có thể thấy, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII đã mở rộng phạm vi, không chỉ xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả xây dựng hệ thống chính trị, khẳng định quyết tâm thực hiện công tác xây dựng Đảng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng một cách toàn diện, quyết liệt.

Với góc nhìn và đánh giá toàn diện, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong những thành tích chung của việc tăng cường tự đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nhất là công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, có vai trò rất quan trọng, quyết định của các cơ quan nội chính - lực lượng chủ công, tiên phong của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tổng Bí thư yêu cầu các cơ quan nội chính phải thực sự am hiểu và thực hiện nghiêm các nguyên tắc, pháp luật, quy chế, quy định, đặc biệt là phải công tâm, khách quan, trong sáng; phải sử dụng và kiểm soát có hiệu quả quyền lực mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho mình; tích cực, chủ động, chủ động, tham mưu có hiệu quả cho Đảng lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời là lực lượng chủ công trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, góp phần hiện thực hóa và khẳng định quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước, đó là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, xứng đáng là “thanh bảo kiếm sắc bén”, là “lá chắn vững chắc” tham gia đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, kỷ cương của xã hội.

Rèn luyện suốt đời, thường xuyên tự soi, tự sửa

Theo cuốn sách, xét đến ngọn ngành mọi sự trên đời đều là vấn đề con người, do con người, vì con người mà ra, theo đó, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở cán bộ, đảng viên chính là cái “gốc” của tham nhũng, nếu không suy thoái, hư hỏng thì làm sao dẫn đến tham nhũng? Do đó, để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả, điều quan trng trước nhất là mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và dũng khí trước Đảng, trước nhân dân; gương mẫu, đi đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện và chấp hành các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Điều thú vị là tinh thần đó được truyền tải xuyên suốt 8 bài viết với cách đặt tên ngắn gọn, súc tích, văn phong chính luận sắc sảo, đậm cht thời sự, tạo ra sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Trước hết, theo đồng chí Nguyn Phú Trng, để chống tham nhũng, tiêu cực, cần loại bỏ những “căn bệnh”, những thói xấu, những hành vi, hành động tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đó là bệnh sợ trách nhiệm - một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, về phẩm chất cách mạng của người cán bộ, đảng viên. Vì sợ trách nhiệm, muốn yên thân mà né tránh khó khăn, thiếu tính chiến đấu, thiếu dũng khí cách mạng. Đó là hiện tượng của công, của riêng, “cha chung không ai khóc” - việc lợi dụng cương vị, quyền hạn của mình, tìm mọi “mưu ma chước quỷ” để sử dụng nhập nhằng, bừa bãi của công, xoay xở, bòn vét của công, chiếm của công làm của riêng; thu vén lợi ích cho riêng mình, nhưng thờ ơ, vô trách nhiệm đối với việc giữ gìn, bảo vệ tài sản chung, làm hư hỏng, mất mát, hoặc sử dụng một cách vô tội vạ tài sản chung, gây lãng phí nghiêm trọng. Bên cạnh đó, với cách gọi tên mang đậm phong cách báo chí và vô cùng thâm thúy - “Móc ngoặc”, “Làm xiếc”, đồng chí Nguyn Phú Trng đề cập hành vi của một số người cố tình thông đồng, móc nối với nhau, có hành động mang tính “ảo thuật”, mánh khóe để ăn cắp hoặc sử dụng tài sản của Nhà nước, tập thể một cách không rõ ràng, lợi dụng lẫn nhau để làm sai phép nước, mưu lợi cá nhân.

Bằng việc nêu ví dụ minh họa người thật, việc thật, đồng chí Nguyn Phú Trng đã đề cập “Một sự thật nhức nhối” trong xã hội, đó là lối sống hợm hĩnh, cầu kỳ, thích phô trương, sĩ diện, cách biệt với đời sống chung của người lao động, đồng thời lên án những hành vi lợi dụng chức quyền để tham ô, ăn cắp của công, làm lãng phí nghiêm trọng tài sản của Nhà nước và tập thể để có cuộc sống xa hoa. Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, mọi sự tiêu dùng lãng phí, xa xỉ không làm tăng thêm danh giá cho bất kỳ cơ quan hay cá nhân nào, trái lại, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế - tài chính của đất nước, tạo ra lối sống không lành mạnh trong xã hội, làm hư hỏng nhiều cán bộ, đảng viên, tạo sự cách biệt giữa cán bộ và quần chúng, làm giảm sút lòng tin của quần chúng đối với Đảng. Bên cạnh đó, những biểu hiện tiêu cực trong vấn đề chức vụ và uy tín cũng được cuốn sách thẳng thắn chỉ rõ như: lầm tưởng rằng cứ có chức vụ là đã có uy tín, dẫn đến chủ quan trong công tác, không chịu học tập, rèn luyn, không khiêm tốn, không dân chủ; xây dựng uy tín không phải bằng thực sự mà bằng thủ thuật; bất chấp thanh danh, lợi dụng chức quyền để ăn cắp của công, nhận hối lộ…

Cuốn sách chỉ rõ nguyên nhân của những “căn bệnh”, hiện tượng tiêu cực trên chủ yếu là do chủ nghĩa cá nhân, vì vậy, để khắc phục, trước hết phải chống chủ nghĩa cá nhân. Chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao tinh thần cách mạng của cán bộ, đảng viên là cơ sở để phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, là yêu cu quan trọng hàng đầu để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trị tận “gốc” tham nhũng, tiêu cực. Trong điều kiện đổi mới hiện nay, những yếu tố quan trọng nhất thể hiện được vai trò và uy tín của cán bộ, đảng viên là thái độ đúng đắn, tích cực của đảng viên đối với công cuộc đổi mới; đảng viên phi có kiến thức, có năng lực thực hin công cuộc đổi mới; có quan hệ tốt vi quần chúng; nỗ lực phấn đấu bng lao động sáng to, góp phần làm giàu cho đất nước, nhân dân và cho chính bản thân; có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất của Đảng trên cơ sở thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Thông qua mỗi bài viết, đồng chí Nguyễn Phú Trọng mong muốn mỗi cán bộ, đảng viên tự soi chiếu, tự kiểm điểm để tránh xa những “căn bệnh”, thói hư, tật xấu, ra sức tu dưỡng, rèn luyện, nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên, giữ vững vai trò tiên phong, gương mẫu, là “mực thước” để quần chúng nhân dân noi theo.

Phần thứ ba: Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt chọn lọc những ý kiến đánh giá của nhân dân, của đại biểu Quốc hội và bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng, với vai trò của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổ Biên tập đã tập hợp được hàng nghìn bài viết, trả lời phỏng vấn, ý kiến đánh giá, thậm chí có các bài thơ, nhạc,… Tuy nhiên, do dung lượng có hạn của cuốn sách, Tổ Biên tập đã lựa chọn 72 ý kiến của dư luận trong nước và 24 ý kiến đánh giá của bạn bè quốc tế. Các ý kiến đánh giá cho thấy sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân thuộc mọi tầng lớp, trên mọi vùng miền của đất nước, từ cán bộ hưu trí, nhà báo, nhà văn, đại biểu Quốc hội, cho đến các thầy giáo, cô giáo ở các trường phổ thông…; khẳng định sức lan tỏa mạnh mẽ, sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với “cuộc chiến” chống “giặc nội xâm”; sự tin tưởng vào tương lai, cơ đồ của dân tộc; đồng thời phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách mà đã trở thành mối quan tâm chung của các tầng lớp nhân dân và đông đảo cán bộ, đảng viên. Từ đó cho thấy tinh thần trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt trong ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển - kinh tế xã hi, củng cố lòng tin của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sch, vững mạnh, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính.

Đáng lưu ý, với quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “là một phong trào, một xu thế không thể đảo ngược”, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam đã tạo được tiếng vang, ghi dấu ấn trong lòng bạn bè quốc tế, được bạn bè quốc tế ghi nhận, ủng hộ, đánh giá cao, thm chí trở thành bài học quan trng cho nhiều quốc gia trong “cuộc chiến” này.

Những kết quả đạt được là rất to lớn, quan trọng, song như đồng chí Tổng Bí thư nhiều lần nhắc nhở: phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài, không thể “chững lại”, “tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đã đạt được, mà phải kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh, tiếp tục làm với một quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới”.

Với tư duy lý luận sâu sắc, sự uyên thâm về tri thức, cùng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; được trình bày với phong cách báo chí, hiện đại, ngôn từ gần gũi, có sức thuyết phục, có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh sẽ là tài liệu nghiên cứu có giá trị, là tư liệu bổ ích đối với cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Cuốn sách được xuất bản dưới phương thức sách giấy, sách điện tử, sách audio trên các nền tảng số của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.


1. Bài Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu năm 1952.

2, 3. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr. 55, 116.

4, 5. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr. 27, 29.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. II, tr. 229-233.

PGS, TS. PHẠM MINH TUẤN

Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương

Quý bạn đọc đặt sách/tạp chí online vui lòng để lại thông tin