Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Tin Tức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới nhất - Chinhtrivaphattrien.vn
Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CT&PT - Xây dựng nhà nước pháp quyền là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có một mô hình nhà nước pháp quyền cụ thể. Ở Việt Nam, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính trong thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
CT&PT - Sự liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một trong những yêu cầu quan trọng trong hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Nội dung bài viết khái quát nhận thức về sự liêm chính của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ; phân tích những thách thức đặt ra trong việc bảo đảm sự liêm chính trong hoạt động công vụ; đồng thời, đề xuất các giải pháp bảo đảm sự liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Giải pháp xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hiện nay
CT&PT - Lý luận lịch sử nhà nước đến hiện nay cho thấy nhà nước pháp quyền là giá trị tiến bộ của nhân loại, nhiều quốc gia tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, kế thừa, vận dụng xây dựng mô hình nhà nước ở những mức độ khác nhau. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, nhà nước xuất hiện là kết quả của sự phân chia xã hội thành các giai cấp. Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm mục đích bảo vệ trật tự và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác.
Xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
CT&PT - Quan điểm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện rõ trong Hiến pháp năm 2013 và các văn kiện Đại hội Đảng khóa IX, X, XI, XII, XIII. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên cần tiếp tục có những giải pháp hiệu quả trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
CT&PT - Cải cách tư pháp là nhiệm vụ trung tâm để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nội dung chủ yếu của cải cách tư pháp tập trung vào các nhiệm vụ đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống tòa án. Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, cần tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống tòa án nhằm xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Những điểm mới trong vấn đề kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay
CT&PT - Trong những năm qua, vấn đề kiểm soát quyền lực được nêu ra ở nhiều diễn đàn khoa học, trong các văn kiện và phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bài viết đề cập tới những điểm mới về kiểm soát quyền lực ở Việt Nam trên ba phương diện: nhận thức, thể chế và hành động thực tiễn trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay, qua đó, làm rõ những bước tiến trong kiểm soát quyền lực để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Không thể xuyên tạc bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
CT&PT - Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp yêu cầu của lịch sử.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
CT&PT - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ nói riêng có vai trò quan trọng trong quá trình tuyên truyền và vận dụng vào thực tiễn phát triển của đất nước. Trong đó, việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay có ý nghĩa to lớn, mang tính cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bài viết tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, trên cơ sở đó định hướng vận dụng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền trong tình hình mới
CT&PT - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người đã để lại cho nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng hệ thống di sản tư tưởng sâu sắc, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tư tưởng về nhà nước pháp quyền. Cho đến nay, hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua, song những quan điểm, tư tưởng của Người về nhà nước, pháp luật nói chung và về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng vẫn còn vẹn nguyên giá trị, là cơ sở tư tưởng - lý luận quan trọng, soi đường chỉ lối cho tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam