kiểm soát quyền lực - Tin Tức về kiểm soát quyền lực mới nhất - Chinhtrivaphattrien.vn
Kiểm soát quyền lực - thuộc tính cơ bản của quyền lực nhà nước
CT&PT - Kiểm soát là thuộc tính của quyền lực, nhất là quyền lực nhà nước. Bài viết phân tích khái quát các nội dung về quyền lực, chỉ ra tính khách quan, góp phần khẳng định kiểm soát là một thuộc tính cần có của quyền lực nhà nước.
Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
CT&PT - Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Kiểm soát quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII
CT&PT - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII đề ra mục tiêu kiểm soát quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, việc kiểm soát quyền lực nhà nước phải được thực hiện một cách đầy đủ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, việc kiểm soát quyền lực nhà nước phải được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng dân chủ, vì lợi ích của đất nước và nhân dân.
Cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước ở nước ta hiện nay
CT&PT - Kiểm soát quyền lực là một quy luật tất yếu, một yêu cầu khách quan tự thân của Nhà nước pháp quyền Việt Nam, không có kiểm soát quyền lực hoặc kiểm soát quyền lực yếu thì quyền lực tất yếu bị lạm dụng phục vụ cho lợi ích riêng, lợi ích nhóm, quyền lực bị tha hóa dẫn đến quan liêu, tiêu cực, tham nhũng; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành sẽ thấp. Vì vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước, cơ chế, chính sách, pháp luật và do đó về mặt pháp lý cũng như trên thực tiễn, vấn đề này luôn được quy định là một nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp.
Những điểm mới trong vấn đề kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay
CT&PT - Trong những năm qua, vấn đề kiểm soát quyền lực được nêu ra ở nhiều diễn đàn khoa học, trong các văn kiện và phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bài viết đề cập tới những điểm mới về kiểm soát quyền lực ở Việt Nam trên ba phương diện: nhận thức, thể chế và hành động thực tiễn trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay, qua đó, làm rõ những bước tiến trong kiểm soát quyền lực để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường kiểm soát quyền lực để phát huy thành tựu công tác cán bộ của Đảng trong thời kỳ đổi mới
CT&PT - Một trong những kinh nghiệm lớn từ lịch sử 93 năm, trong đó có 78 năm cầm quyền của Đảng, đặc biệt qua hơn 35 năm lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ, ngày càng xác tín: sau khi hoạch định đường lối chính trị đúng đắn, nhân tố quyết định thành công hay thất bại là đội ngũ cán bộ. Đây là phương diện thứ năm hợp thành chỉnh thể toàn bộ công tác đổi mới xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ ngang tầm trọng trách lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ
CT&PT - Những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng, Nhà nước và lòng tin của nhân dân; ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển của đất nước, sự tồn vong của chế độ...