Nghiên cứu các lý thuyết về tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế

CT&PT - Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế là một chủ đề được đề cập tương đối phổ biến trong các tài liệu nghiên cứu kinh tế. Các lý thuyết tập trung giải thích mối quan hệ này dựa trên các mô hình kinh tế động của các nền kinh tế mở.

Hầu hết các nước đang phát triển đều cần đến nợ nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước do thiếu vốn. Các nghiên cứu thuộc chủ đề này khá đa dạng với các phương pháp ước lượng khác nhau và mẫu nghiên cứu khác nhau. Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra nợ nước ngoài có tác động âm lên tăng trưởng kinh tế trong khi kết quả ngược lại chỉ tìm thấy ở một vài nghiên cứu. Theo đó, Chowdhury (1994) nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa nợ nước ngoài và suy thoái kinh tế bằng cách kiểm định nhân quả cho bộ dữ liệu bảng của các nước đang phát triển ở Châu Á và Thái Bình Dương từ 1970 đến 1988. Kết quả cho thấy các khoản nợ nước ngoài của các nước đang phát triển không phải là nguyên nhân chính đưa đến suy thoái kinh tế và bác bỏ quan điểm về việc nợ nước ngoài cản trở tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, khi nghiên cứu cho bộ dữ liệu của các quốc gia Châu Phi trong giai đoạn 1971 - 1990 bằng cách sử dụng kiểm định nhân quả Granger, Amoateng & Amoako-Adu (1996) phát hiện một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa việc chi trả nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Tương tự, Paudel & Perera (2009) xem xét vai trò của nợ nước ngoài, độ mở thương mại và lực lượng lao động trong tăng trưởng kinh tế của Sri Lanka trong giai đoạn 1950 - 2006 bằng cách sử dụng phương pháp đồng liên kết của Johansen. Kết quả khẳng định mối quan hệ đồng liên kết giữa tăng trưởng kinh tế với nợ nước ngoài, độ mở thương mại và lực lượng lao động. Đặc biệt, trong dài hạn lực lượng lao động, độ mở thương mại và nợ nước ngoài có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế của Sri Lanka. Drine & Nabi (2010) sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh khi nghiên cứu tác động phi tuyến của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại 27 nước đang phát triển trong giai đoạn 1970 đến 2005. Các nhà nghiên cứu phát hiện sự gia tăng nợ nước ngoài của chính phủ sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra một hiệu ứng ngược lại thông qua việc giảm quy mô của khu vực chính thức và gia tăng khu vực phi chính thức kém hiệu quả hơn.
Các nghiên cứu phát hiện tác động âm của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế khá đa dạng về mẫu nghiên cứu (cho một quốc gia riêng lẻ hoặc nhóm các quốc gia) và phương pháp ước lượng.
Với mẫu nghiên cứu cho một quốc gia riêng lẻ thì hầu hết các nghiên cứu được thực hiện từ năm 2012 trở lại đây. Trước tiên, Ali & Mustafa (2012) và Ramzan & Ahmad (2014) đều đánh giá tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở Pakistan với khoảng thời gian nghiên cứu giống nhau. Ali & Mustafa (2012) phân tích tác động ngắn hạn và dài hạn của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở Pakistan trong giai đoạn 1970 – 2010 bằng cách sử dụng mô hình VAR và VECM. Kết quả cho thấy nợ nước ngoài có tác động âm ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Trong khi đó, Ramzan & Ahmad (2014) đánh giá tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở Pakistan trong giai đoạn 1970 - 2009 bằng các mô hình ARDL và ECM. Thứ nhất, kết quả ước lượng cho thấy nợ nước ngoài có tác động âm lên tăng trưởng nhưng tác động bất lợi này có thể được giảm bớt hoặc thậm chí đảo ngược bằng các chính sách vĩ mô phù hợp. Thứ hai, thành phần nợ nước ngoài song phương, chứ không phải thành phần nợ nước ngoài đa phương, là nguyên nhân chính cản trở tăng trưởng kinh tế. Tương tự là nghiên cứu của Abdullahi et al. (2015) và Adamu & Rasiah (2016) cho 1igeria. Abdullahi et al. (2015) xem xét tác động của việc gia tăng nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở Aigeria từ 1980 đến 2013 bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian với cách tiếp cận ARDL. Nhóm nghiên cứu phát hiện có mối quan hệ âm ý nghĩa giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở quốc gia này. Vì vậy, phát hiện này đề xuất chính phủ Aigeria nên tập trung vào các điều khoản vay nợ và quản lý nợ nước ngoài để tránh những kinh nghiệm xấu trong quá khứ. Trong khi đó, Adamu & Rasiah (2016) sử dụng phương pháp ước lượng ARDL để đánh giá tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở Aigeria từ trong giai đoạn 1970 - 2013. Kết quả chỉ ra mối tương quan bền vững giữa các biến, đặc biệt nợ nước ngoài có tác động âm lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Tương tự là các nghiên cứu lần lượt cho các quốc gia như Bangladesh, Hoa Kỳ, Tunisia, và Thổ Nhĩ Kỳ. Shah & Kervin (2012) kiểm tra tác động của nợ công nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Bangladesh trong giai đoạn 1974 - 2010 bằng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Nghiên cứu cũng khảo sát việc tích lũy nợ và tính hiệu quả của nợ nước ngoài đối với chính phủ bằng cách phân chia nợ thành hai phần: vay nợ và chi trả nợ nước ngoài. .ết quả cho thấy tồn tại tác động âm dài hạn của việc chi trả nợ công nước ngoài và tác động dương của việc vay nợ đối với tăng trưởng GDP. Trong ngắn hạn, việc chi trả nợ nước ngoài có tác động âm, còn việc vay nợ thì không có tác động gì. Cùng khoảng thời gian này, Changyong et al. (2012) sử dụng mô hình Ramsey-Cass-Koopmans để kiểm tra mối quan hệ giữa nợ nước ngoài, tăng trưởng kinh tế và khủng hoảng kinh tế tại 0ỹ trong giai đoạn từ 2003 đến 2008. Nghiên cứu cho thấy khi tỷ lệ nợ vượt quá một điểm nào đó, nợ sẽ trở thành rào cản cho tăng trưởng kinh tế. 0ohamed (2013) sử dụng mô hình tăng trưởng tân cổ điển trong giai đoạn 1970 - 2010 để kiểm tra tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Tunisia. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP tương đối thấp ở nước này nhưng vẫn có hại cho tăng trưởng kinh tế. Doğan & Bilgili (2014) sử dụng mô hình chuyển đổi Markov để xem xét mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1974 - 2009 và phát hiện ra các yếu tố chính như đầu tư và vốn con người có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng. Tuy nhiên, việc vay nợ nước ngoài của khu vực công hoặc khu vực tư có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế ở quốc gia này.
Với mẫu nghiên cứu cho một nhóm các quốc gia thì phương pháp ước lượng cũng có sự đa dạng rõ rệt với các phương pháp ước lượng nổi bật như GMM. Khởi đầu là nghiên cứu của Fosu (1999) với ước lượng tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của 35 quốc gia thuộc vùng hạ Sahara ở Châu Phi trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1990 bằng phương pháp ước lượng OLS. Kết quả cho thấy khoản nợ ròng có tác động âm ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế trong khi có ít bằng chứng về mối tương quan âm giữa nợ và mức đầu tư. Nợ nước ngoài vẫn có thể trở thành gánh nặng cho dù nó có ít ảnh hưởng đến mức đầu tư. 

Một số nghiên cứu nổi bật gần đây là Bittencourt (2015) và Wamboye & Tochkov (2015). Bittencourt (2015) kiểm tra xem liệu các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng gì lên nợ nước ngoài của 9 quốc gia 1am 0ỹ trong khoảng thời gian 1970 – 2007 bằng các phương pháp ước lượng OLS, tác động cố định fixed effects FE, tác động cố định với biến công cụ IV-FE, GMM Arellano-Bond sai phân. Các kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nợ trong khu vực. Kết quả cũng cho thấy một môi trường kinh tế hướng tới việc tạo ra các hoạt động kinh tế và sự thịnh vượng là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì tỷ lệ nợ được kiểm soát trong khu vực. Trong khi đó, Wamboye & Tochkov (2015) nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng năng suất lao động và sự hội tụ giữa các nền kinh tế Hạ Sahara Châu Phi trong giai đoạn 1970 - 2010. Nghiên cứu tìm thấy việc giảm nợ có tác động lên tăng trưởng kinh tế, nhưng không bù đắp các ảnh hưởng của nợ nần.

Trong khi đó, khi xem xét tổng quan các nghiên cứu về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tác giả nhận thấy Tuấn, N. H. (2013) đã sử dụng lý thuyết "debt overhang" mô phỏng đường cong Laffer nợ để xem xét tương quan giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam bằng mô hình định lượng với phương pháp đồng liên kết và cho thấy có tồn tại mối quan hệ phi tuyến ở mức ý nghĩa thống kê. Tiến, N. M. (2014) nghiên cứu tương quan giữa dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các khu vực miền của Việt Nam bằng ước lượng GMM sai phân của Arellano-Bond (1991) và ước lượng 3GM của Pesaran, Shin và Smith (1999) để đánh giá đặc tính năng động ngắn hạn cũng như đồng liên kết dài hạn của hai tác nhân trên. Dòng vốn FDI cũng là một dòng tiền thu hút từ bên ngoài, dù tính chất có khác nợ nước ngoài. Bổn, N. V. (2017) làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển từ năm 1990 - 2014 bằng mô hình GMM . Mặc dù nợ công có tính chất khác với nợ nước ngoài, nhưng đây là một hướng nghiên cứu gần với nghiên cứu của đề tài. Tú, 1. T. (2012). nêu được thực trạng, nguyên nhân dẫn đến nợ công ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp với phương pháp thống kê mô tả đơn giản, chưa thể hiện được ý nghĩa khoa học.


NCS. LÝ THU THỦY

Học viện Khoa học xã hội

Quý bạn đọc đặt sách/tạp chí online vui lòng để lại thông tin