phát triển kinh tế - xã hội - Tin Tức về phát triển kinh tế - xã hội mới nhất - Chinhtrivaphattrien.vn
Vai trò của xây dựng văn hóa số trong chuyển đổi số quốc gia
CT&PT - Trong quá trình thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột chính là kinh tế số, chính phủ số và xã hội số, thực tế xã hội số đang dần hình thành các yếu tố về chuẩn mực đạo đức số, văn hóa số. Đồng thời, văn hóa với vị trí, vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố dẫn dắt, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia hiện nay. Trên cơ sở làm rõ nội hàm khái niệm văn hóa số, vai trò của văn hóa số trong chuyển đổi số, bài viết đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của văn hóa số nhằm thúc đẩy chuyển đổi số thành công.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới
CT&PT - Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng xây dựng, vun đắp. Bài viết khái quát mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào theo phương châm “hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện”, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào trên các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hai nước đáp ứng yêu cầu bối cảnh mới.
Phát huy giá trị các nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung hiện nay
CT&PT - Giá trị các nguồn lực văn hóa ngày càng chứng minh vai trò quan trọng, là nguồn sức mạnh nội lực sẵn có trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ điều đó, đồng thời để hướng tới sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, thời gian tới, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung cần phát huy tốt hơn nữa giá trị các nguồn lực văn hóa trong các chương trình phát triển ở cấp vĩ mô và vi mô.
Tăng cường hoạt động giám sát của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện chính sách ở cơ sở
CT&PT - “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện giám sát, phản biện xã hội các đề án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội”.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong tình hình hiện nay
CT&PT - Tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh”, “giặc nội xâm”1, là “nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ”2, trở ngại lớn đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước; gây mất niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nhận thức được điều đó, Đảng ta luôn nhấn mạnh rằng công tác phòng, chống tham nhũng trong bất cứ thời đại nào cũng mang mục đích đảm bảo sự tồn vong của chế độ, giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với giai cấp cầm quyền.
Phát triển nhà ở xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
CT&PT - Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề nhà ở xã hội (NOXH) luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Cùng với việc phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, việc phát triển nhà để hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp, người nghèo cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đạt được các mục tiêu đề ra.
Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy qua nghiên cứu một số tỉnh vùng Nam bộ
CT&PT - Ban Thường vụ Huyện uỷ ở nước ta nói chung và ở vùng Nam bộ nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện hiện nay. Từ việc xác định bối cảnh thực tiễn tác động đến hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của Ban Thường vụ Huyện uỷ một số địa phương vùng Nam bộ, tác giả đã xác định các yêu cầu và phương hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Nam bộ trong thời gian tới.