Chính phủ số - Tin Tức về Chính phủ số mới nhất - Chinhtrivaphattrien.vn
Xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số ở Việt Nam
CT&PT - Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học, công nghệ, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội… đòi hỏi các quốc gia phải đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, và đây là xu hướng tất yếu khách quan. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng chính phủ điện tử, tuy nhiên vẫn còn những bất cập, vướng mắc, đòi hỏi cần có giải pháp đột phá để tiếp tục xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, thực tài ở Việt Nam
CT&PT - Xây dựng và phát triển chính phủ số đang trở thành ưu tiên tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ. Tại Việt Nam, trong bối cảnh xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc xây dựng chính phủ số ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp gia tăng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.
Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu chính phủ số
CT&PT - Chính phủ số (digital government) là chính phủ được thiết kế và vận hành để tận dụng lợi thế của dữ liệu số trong việc tối ưu hóa chuyển đổi và tạo ra các dịch vụ của Chính phủ. Để đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển chính phủ số cần phải thay đổi về cơ cấu lao động, nguồn nhân lực số phải được chú trọng đáp ứng yêu cầu phát triển chính phủ số. Bài viết làm rõ khái niệm, nội hàm và đặc trưng của nguồn nhân lực số; định hướng xây dựng chính phủ số, nguồn nhân lực số, từ đó, đề xuất một số giải pháp xây dựng nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu chính phủ số hiện nay.
Số hóa tài liệu, tư liệu lưu trữ phù hợp với chủ trương phát triển Chính phủ số, xã hội số và công dân số
CT&PT - Ngày 29/6/2023, tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2023, cho ý kiến đối với dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý yêu cầu ứng dụng khoa học công nghệ, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý lưu trữ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa các tài liệu, tư liệu lưu trữ phù hợp với chủ trương phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và công dân số.