Nhu cầu chuyển đổi mô hình phát triển cho tiến trình tổ chức phát triển bền vững kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

CT&PT - Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước, được xem là “đầu tàu” của nền kinh tế. Để thực hiện tốt vai trò đó, trong từng giai đoạn cụ thể, Thành phố đã lựa chọn mô hình tăng trưởng phù hợp và đã thu được một số kết quả khả quan. Việc xây dựng, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn.

Trong thập niên 80 - 90 sau giai đoạn đổi mới, phát triển từ 1986, Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước tổ chức động thái phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với điểm xuất phát không cao về tiềm năng nguồn lực tổ chức phát triển kinh tế và vị thế kinh tế Thành phố trong nền kinh tế khu vực cũng như kinh tế quốc tế. Với đặc thù của nền kinh tế hàng hoá trình độ thấp, lệ thuộc và hoạt động chủ yếu phục vụ cho chiến tranh xâm lược, đồng thời lại chịu tác động ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, di sản kinh tế Thành phố nhận được khi bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển là nghèo nàn, yếu kém ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, tài chính tài sản, công nghệ, cụ thể: 
- Về cơ cấu các ngành kinh tế: Cơ cấu các ngành kinh tế của Thành phố chủ yếu là các ngành dịch vụ, hậu cần quân đội phục vụ cho hoạt động quân sự, cho nên cơ cấu các ngành kinh tế của Thành phố lúc bây giờ trong trạng thái què quặt, không đồng bộ với năng lực tổ chức kinh tế, năng lực sản xuất hàng hoá không cao:
- Về quy mô vốn - tài sản tích luỹ cho đầu tư phát triển: Quy mô vốn - tài sản tích luỹ cho đầu tư phát triển không lớn với hệ thống kết cấu hạ tầng có quy mô nhỏ, trình độ, năng lực, hiệu suất không cao và lượng dự trữ tài chính không lớn,  cán cân thanh toán, thương mại thường xuyên trong tình trạng thâm hụt, mất cân đối.
- Về trình độ công nghệ, trình độ lao động doanh nghiệp: Hầu hết các ngành kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn trước 1975 là các ngành công nghiệp chế biến thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên nên có trình độ công nghệ thấp lạc hậu với lực lượng lao động dồi dào (chủ yếu là lao động nhập cư từ các địa phương khác về Thành phố) nhưng trình độ tay nghề không cao.
- Về những lợi thế so sánh Thành phố có thể sử dụng cho phát triển: gồm 02 lợi thế: (i) nguồn lao động phổ thông giá rẻ từ lao động nhập cư. (ii) vị trí địa kinh tế Thành phố ở trung tâm vùng nguyên liệu nông, lâm, thuỷ hải sản cho phát triển sản phẩm công nghiệp chế biến và xuất khẩu khu vực Đông Nam bộ.
Trong bối cảnh trên, với yêu cầu tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chiến lược Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới, phát triển theo hướng phát triển bền vững trong đó:
 Các mục tiêu tăng trưởng,phát triển kinh tế: Tăng quy mô sản lượng, quy mô giá trị hàng hoá tương thích với yêu cầu: cải thiện, nâng cao đời sống cho cư dân Thành phố và các địa phương vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, qua đó tăng quy mô sản lượng GDP nhằm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố cũng như khu vực Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; từng bước điều chỉnh, xây dựng cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng hợp lý, tương thích với yêu cầu tạo lập vị thế kinh tế chiến lược của kinh tế Thành phố trong động thái phát triển của hệ thống kinh tế quốc dân Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Các mục tiêu phát triển xã hội: Nhanh chóng cải thiện, nâng cao đời sống cho lao động, dân cư sinh sống và làm việc trên địa bàn Thành phố trên cơ sở mở rộng quy mô việc làm từ động thái phát triển kinh tế Thành phố nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng thu nhập lao động để từng bước ổn định, nâng cao năng lực tài chính hộ gia đình tương thích với việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và đầu tư phát triển của các hộ gia đình trong kinh tế thị trường. 
Trong bối cảnh, điều kiện phát triển và yêu cầu tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như vậy, sự lựa chọn mô hình tổ chức phát triển kinh tế tương thích với bối cảnh phát triển và yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho tiến trình phát triển Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn này là mô hình tổ chức phát triển kinh tế theo chiều rộng là tất yếu khách quan, khoa học, hợp lý do đây là mô hình tổ chức phát triển kinh tế đáp ứng được yêu cầu: Nhanh chóng gia tăng quy mô sản lượng hàng hoá cả về giá trị và hiện vật để tăng quy mô GDP, tạo nền tảng tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố trên cơ sở mở rộng quy mô hoạt động đầu tư phát triển trong và ngoài nước theo hướng tập trung vào các ngành thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên, hướng đến xuất khẩu thô nhằm khai thác tối đa với mức hiệu quả là cao nhất lợi thế về nguồn lao động phổ thông giá thấp và nguồn nguyên liệu nông sản chế biến, nguyên liệu nông sản xuất khẩu dồi dào từ vị trí trung tâm vùng nguyên liệu của Thành phố. Mô hình tổ chức phát triển kinh tế theo chiều rộng với các đặc trưng như vậy là hoàn toàn hợp lý, khoa học với những giá trị tổ chức phát triển tích cực tạo ra trong tiến trình phát triển kinh tế Thành phố thời kỳ chuyển đổi thập niên 80 - 90 thế kỷ trước: (1) tạo động lực tổ chức tăng trưởng,phát triển tương thích với yêu cầu tổ chức tiến trình tăng trưởng,phát triển kinh tế Thành phố;(2) đặt nền tảng từng bước tạo lập,phát triển hệ thống kinh tế Thành phố có năng lực, trình độ tổ chức kinh tế cao hơn tương thích với yêu cầu tổ chức các nội dung phát triển với trình độ ngày được nâng lên trong động thái phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ở các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Với nội dung phân tích diễn giải về mô hình tổ chức phát triển kinh tế theo chiều rộng Thành phố vận dụng trong tổ chức tiến trình phát triển kinh tế Thành phố giai đoạn thập niên 80 - 90, có thể đưa ra nhận xét: sự lựa chọn mô hình tổ chức phát triển theo chiều rộng giai đoạn này là tương thích với bối cảnh, điều kiện tổ chức phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và chính sự tương thích ở mức độ cao giữa nhu cầu lựa chọn mô hình với điều kiện. năng lực tổ chức thực hiện mô hình trong tiến trình tổ chức phát triển kinh tế Thành phố là nguyên nhân cơ bản, trực tiếp đảm bảo cho mô hình tổ chức phát triển kinh tế theo chiều rộng phát huy ở mức độ cao nhất công năng, giá trị tích cực của mô hình cho việc thực hiện thành công, hiệu quả các nội dung, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tiến trình tổ chức phát triển bền vững kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn này.
Tuy nhiên, theo quy luật giá trị mô hình phát triển theo chiều rộng trong tiến trình phát triển kinh tế Thành phố không phải là phạm trù bất biến mà theo thời gian, giá trị mô hình có sự biến động theo hướng suy giảm dần tương thích với mức độ suy giảm của các yếu tố, điều kiện lựa chọn mô hình và khi giá trị tích cực của mô hình trong phát triển đã chấm dứt và biến chuyển sang giá trị tiêu cực trong vai trò nhân tố cản trở, kìm hãm tiến trình phát triển của hệ thống kinh tế thì việc loại bỏ mô hình tổ chức phát triển theo chiều rộng, chuyển đổi sang mô hình tổ chức phát triển mới tương thích, phù hợp với bối cảnh, điều kiện mới là tất yếu khách quan, hợp quy luật vận động, phát triển. Tổ chức chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ mô hình phát triển theo chiều rộng hiện hữu sang mô hình tổ chức phát triển theo chiều sâu nhằm đảm bảo sự tương thích mô hình phát triển với yêu cầu, bối cảnh, điều kiện tổ chức phát triển và nội dung, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Trong giai đoạn đến 2030, tiến trình tổ chức phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến nhiệm vụ, mục tiêu cao nhằm thực hiện trọng trách phát triển và đáp ứng kỳ vọng của nhân dân cả nước về vai trò, vị thế Thành phố Hồ Chí Minh trong động thái tăng trưởng, phát triển của cả nước. Cụ thể:
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt; đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á.
Quan điểm phát triển: Xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành hạt nhân của vùng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước; cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng. phát triển Thành phố nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực Thành phố có lợi thế, hướng đến nâng cao chất lượng tăng trưởng và kinh tế tri thức; chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.


PGS, TS. VŨ THỊ DUYÊN
Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Việt Nam

 

Quý bạn đọc đặt sách/tạp chí online vui lòng để lại thông tin