Kinh tế
Tác động của FDI đến quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế - Một số vấn đề bàn luận
CT&PT - Trong những năm vừa qua, hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã tạo ra các tác động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước. FDI đã có những tác động nhất định đến quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế đến các quốc gia nhận đầu tư, trong đó có Việt Nam.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp khơi thông, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước gắn với đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
CT&PT - Sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại Việt Nam đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng, là động lực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế; đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu với quy mô đứng thứ hạng cao trên thế giới... Tuy nhiên, thương mại Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều thách thức. Để khơi thông, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước gắn với đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
FDI tương tác với vốn đầu tư trong nước, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ngành
CT&PT - Kể từ năm 2000, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng không ngừng, đặc biệt trong giai đoạn từ 2006 - 2021, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có bước phát triển vượt bậc (World Bank, 2022). Sự gia tăng trong dòng vốn đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ngành.
Bối cảnh mới tác động đến việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta
CT&PT - Bài viết phân tích một cách khách quan, toàn diện bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta.
Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
CT&PT - Trong mọi thời đại, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của một đất nước. Bởi vì, con người không chỉ là một yếu tố đầu vào của quá trình như các nguồn lực khác mà với khả năng, trình độ của mình, con người quyết định mức độ hiệu quả của khai thác và sử dụng các nguồn lực khác. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: từ đâu và như thế nào?
CT&PT - Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế là một chủ trương lớn, được thể hiện xuyên suốt nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng. Đến Đại hội XII, “định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế” đã có những bước phát triển mới, trên cơ sở kế thừa, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập. Có thể khẳng định, đó là một trong những “điểm nhấn” về phát triển kinh tế để đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá chiến lược” theo tinh thần Đại hội XII.
Nội dung của quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
CT&PT - Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta nói chung và ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng vừa có bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt, tức là vừa chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, vừa phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của những ngành công nghiệp cơ bản, giải quyết nhiệm vụ cấp bách mà xã hội đặt ra là nâng cao mức sống của người dân, xóa đói giảm nghèo, việc làm,... vừa phát triển nhanh các ngành kinh tế hiện đại, dựa vào tri thức và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin để hiện đại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế, tạo ngành nghề mới, việc làm mới, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.
Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về hội nhập quốc tế
CT&PT - Ngày nay, hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của thời cuộc, vừa là nhu cầu tồn tại của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, mang lại nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Điều này cho thấy, hội nhập quốc tế là một chủ trương đúng đắn, nhất quán, là định hướng chiến lược lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nghiên cứu một số mô hình kinh tế tuần hoàn ở vùng Đông Nam bộ
CT&PT - Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế mà các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Thông qua một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Đây là một mô hình ưu việt, hạn chế tối đa việc tạo ra rác thải, đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Một trong những “hình mẫu” thí điểm dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế tuần hoàn đó là vùng Đông Nam Bộ.
Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế tuần hoàn ở nước ta hiện nay
CT&PT - Phát triển bền vững nói chung và phát triển kinh tế tuần hoàn nói riêng đã và đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đại hội XIII của Đảng cũng đặt nhiệm vụ trong thời gian tới là phải “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 cũng nhấn mạnh: “Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu tư của quá trình sản xuất”. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia và phản ánh của các doanh nghiệp, quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn nói chung và mô hình kinh tế tuần hoàn nói riêng đang gặp phải không ít khó khăn, rào cản.