Tình huống pháp lý
Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
CT&PT - Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh là chủ trương nhất quán trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định những kết quả phát triển kinh tế biển của nước ta trong thời gian vừa qua, đồng thời nhấn mạnh những mục tiêu, nhiệm vụ mới cho giai đoạn tiếp theo, trong đó, một lần nữa khẳng định vị trí và tầm quan trọng trong phát triển kinh tế biển, đồng thời, nhấn mạnh nhiệm vụ phấn đấu để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.
Chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới
CT&PT – Mặc dù được đánh giá có những thành công bước đầu trong việc tạo dựng nền tảng cho sự chuyển đổi số một cách toàn diện trong giai đoạn tới, tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức trong tiến trình chuyển đổi số nền kinh tế. Một số thách thức sẽ là trở ngại lớn cho công cuộc số hóa, như mức thanh toán bằng tiền mặt cao trong nền kinh tế, khả năng chậm thích ứng của người dân, quy mô trao đổi trong ngành kỹ thuật số còn hạn chế, chất lượng lao động thấp và việc thiếu liên kết giữa các ngành số hóa… Để vượt qua các thách thức, sáu hành động mang tính trọng tâm là “Liên kết - Lao động - Logistics - Lòng tin - Chính phủ điện tử - Chi trả online”(4L2C) cần được cân nhắc trong thời gian tới.
Nhận diện và đo lường đóng góp của kinh tế số vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
CT&PT - Kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, vừa là thách thức, vừa là cơ hội để Việt Nam có thể tận dụng phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập. Để đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra về phát triển kinh tế số, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nhận diện và đo lường kinh tế số, từ đó, đề xuất cách thức thực hiện phù hợp với thực tế, huy động sự tham gia tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chung sức, đồng lòng tạo nên bứt phá mới trong năng suất lao động
CT&PT - Phát biểu tại Lễ tuyên dương các điển hình xuất sắc tiêu biểu trong Chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển”, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đổi mới sáng tạo, phát huy sáng kiến, cùng chung sức, đồng lòng tạo nên bứt phá mới trong năng suất lao động để đưa Việt Nam vượt lên, phát triển nhanh và bền vững. Ông kêu gọi và bày tỏ tin tưởng rằng, sắp tới sẽ có nhiều hơn những sáng kiến, ý tưởng sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ, cải tiến kỹ thuật, giải pháp hữu ích, thiết thực mang lại hiệu quả cao hơn, nhiều hơn để đưa đất nước phát triển.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay: Những khó khăn cần tháo gỡ
CT&PT - Trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và không ít những thách thức. Vì vậy, chuyển đổi số là yêu cầu, xu hướng tất yếu, khách quan để cộng đồng doanh nghiệp đứng vững và phát triển.
Chi trả dịch vụ an sinh xã hội không dùng tiền mặt: Vẫn còn khó trăm bề
Đối tượng nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đa phần là người lớn tuổi, hạ tầng của các ngân hàng thương mại chưa đáp ứng được ở vùng nông thôn… là những khó khăn khiến tỷ lệ thanh toán dịch vụ an sinh xã hội qua tài khoản vẫn còn ở mức thấp.
Phấn đấu gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình cao
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các khu vực, các nền kinh tế đều chậm lại, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã hồi phục rõ nét và GDP tăng trung bình 6,84% trong giai đoạn 2016-2020, cao hơn mục tiêu kế hoạch đề ra và là mức tăng cao nhất trong ba kỳ kế hoạch gần đây. Kết quả này là tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2025.
Nhờ thương mại điện tử, sản phẩm làng nghề vươn ra thế giới
Gốm sứ Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, dừa Bến Tre… đã và đang dần trở nên thân quen với người tiêu dùng trong và ngoài nước qua các kênh thương mại điện tử (TMĐT). Trong xu thế hội nhập quốc tế, TMĐT sẽ trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao để đưa các mặt hàng của làng nghề truyền thống vươn xa hơn ra thị trường.
Thêm năm doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam được xuất khẩu sang LB Nga
Kể từ ngày 4-12-2019, năm doanh nghiệp gồm: DL 374, Phân xưởng 1, Công ty Seaprodex Minh Hải; DL 34, Công TNHH chế biến thủy sản 1; DL 344, Công ty TNHH thủy sản Huy Nam; DL 409, Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản XNK Kiên Cường; DL 266, Công ty TNHH Ngọc Tùng, được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang Liên bang Nga.