Nhìn ra thế giới
Những đổi mới và phát triển trong chính sách lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba hiện nay
CT&PT - Những năm gần đây, chính sách lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba đã có nhiều bổ sung, phát triển và đổi mới. Điều này được thể hiện rõ trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng; xây dựng, lãnh đạo Đảng và đào tạo, nâng cao chất lượng đảng viên; cùng nhiều chiến lược, chương trình, kế hoạch mới về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại. Bài viết nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả trong đổi mới và phát triển chính sách lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba hiện nay.
Phát triển văn hóa đổi mới, sáng tạo trong nền công vụ Singapore
CT&PT - Singapore thường được biết đến như một “quốc gia thông minh”, luôn đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo. Bài viết tập trung tìm hiểu cách thức phát triển văn hóa đổi mới, sáng tạo trong nền công vụ của đất nước này, từ đó cung cấp một góc nhìn tham khảo cho tiến trình xây dựng văn hóa đổi mới, sáng tạo trong nền công vụ Việt Nam.
Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển đất nước
CT&PT - Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản và trên cơ sở tăng cường hoạch định chiến lược, Trung Quốc đã triển khai nhiều biện pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Những biện pháp cụ thể này đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận và là bài học tham khảo hữu ích đối với Việt Nam.
Bảy mươi lăm năm Tuyên ngôn thế giới về quyền con người: Thành tựu và thách thức
CT&PT - Ngày 10/12/1948, tại Thủ đô Paris (Pháp), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Trải qua 75 năm với bao thăng trầm, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người vẫn là văn kiện có ý nghĩa nhân văn cao cả, đã và đang là mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân loại. Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn coi bảo đảm quyền con người là bản chất, mục đích của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Việt Nam - Hoa Kỳ: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, xây dựng lập pháp về quản lý tôn giáo, tín ngưỡng
CT&PT - Sáng 05/12/2023, tại Trụ sở Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng tiếp và làm việc với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper. Cùng dự buổi tiếp có Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Chu Tuấn Tú; Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Hoài Bắc.
Châu Âu nỗ lực mang đến không gian mạng lành mạnh cho người dùng
CT&PT- Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA) của Liên minh châu Âu (EU) chính thức có hiệu lực từ ngày 25/8 vừa qua, cho thấy nỗ lực của châu Âu nhằm xây dựng không gian trực tuyến an toàn, lành mạnh cho người dùng. Trong bối cảnh nền kinh tế kỹ thuật số tăng trưởng mạnh mẽ, xu hướng tăng cường kiểm soát các nền tảng trực tuyến ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ của dư luận.
Nhận diện nguy cơ, thách thức của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
CT&PT - Định hướng phát triển quốc gia kể từ Đại hội IX (năm 2001) cho đến Đại hội XIII (năm 2021) của Đảng luôn nhất quán chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả”. Trong đó, quá trình hội nhập về kinh tế mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam. Nhận diện đúng các thách thức sẽ góp phần giải quyết hợp lý các vấn đề gặp phải trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tự quản xã hội trong xây dựng nền dân chủ ở Trung Quốc và một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam
CT&PT - Tự quản xã hội là một hình thức dân chủ trực tiếp, có ý nghĩa lớn trong xây dựng, thực hành dân chủ ở nhiều quốc gia khác nhau. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, tự quản xã hội làm chuyển biến căn bản tư duy, cách thức thực hành dân chủ ở Trung Quốc. Với nhiều điểm tương đồng về thể chế chính trị, cơ cấu tổ chức chính quyền và văn hóa, nghiên cứu vai trò tự quản xã hội trong xây dựng nền dân chủ ở Trung Quốc sẽ đưa ra những gợi mở sâu sắc, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.
Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Duarte Pacheco: Đoàn kết, củng cố vai trò nghị sĩ trẻ toàn cầu để giải quyết những thách thức mới
CT&PT - Sáng 15/9/2023, phát biểu tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Duarte Pacheco nhấn mạnh, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 là cơ hội để đoàn kết, củng cố vai trò của các nghị sĩ trẻ toàn cầu trong tiến trình áp dụng công nghệ giải quyết những thách thức mới của thế giới.
Tác động của cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và giải pháp thích ứng
CT&PT - Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều biến động phức tạp với sự tác động, ảnh hưởng, chi phối của các nước lớn và các tổ chức quốc tế. Việt Nam có vị trí địa - chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cấu trúc an ninh khu vực tác động trực tiếp, mang lại nhiều thuận lợi và thách thức đến môi trường an ninh của Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích về cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay, đề xuất những giải pháp thích ứng của Việt Nam.
Đưa quan hệ Việt Nam - Malaysia đi vào thực chất, hiệu quả hơn
CT&PT - Việt Nam và Malaysia nhất trí duy trì phối hợp để thực hiện hiệu quả các thỏa thuận đã ký, bao gồm Kế hoạch Hành động Việt Nam - Malaysia để triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược giai đoạn 2021 - 2025.
Nâng cao chất lượng giảng dạy tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào
CT&PT - Nâng cao chất lượng giảng dạy tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong bối cảnh mới của công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Từ thực trạng giảng dạy tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy tại Học viện.
Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc: Kỷ nguyên mới trong chiến lược nước lớn
CT&PT - Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc đang leo thang hiện nay, cạnh tranh về công nghệ là mũi nhọn đang được cả hai cường quốc hướng đến nhằm giành lợi thế quyết định trong chiến lược tổng thể. Đặc biệt, khi tầm quan trọng của công nghệ đối với an ninh, sức mạnh và sự thịnh vượng của các quốc gia ngày càng tăng, dự liệu cuộc cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp diễn lâu dài và quyết liệt trong tương lai.
ASEAN thúc đẩy định hướng phát triển trong giai đoạn mới
Labuan Bajo – “điểm đến siêu ưu tiên” còn ít được biết đến nằm ở tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia - sẽ là nơi diễn ra Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 42 từ ngày 9-11/5 với sự tham dự của các nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ và khoảng 550 đại biểu từ 10 nước thành viên ASEAN.