Đường lối đối ngoại của Đảng ta qua các thời kỳ và công tác đối ngoại của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

CT&PT - Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng đến công tác đối ngoại. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, đường lối đối ngoại của Đảng lại có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, đáp ứng yêu cầu của tình hình cách mạng, góp phần cấu thành nên đường lối lãnh đạo chung của Đảng ta. Trong năm 2022, bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp; kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức; cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại giữa các nước diễn biến phức tạp; thiên tai, dịch bệnh ngày càng gia tăng về cả tác động và cường độ, đại dịch Covid-19 tiếp tục có những ảnh hưởng, tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong nước, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định; niềm tin của nhân dân ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội nước ta cũng phải tiếp tục đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức. Trước bối cảnh đó, công tác đối ngoại nói chung, công tác đối ngoại của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật nói riêng cũng có nhiều thời cơ, đan xen những thách thức.

CT&PT - Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng đến công tác đối ngoại. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, đường lối đối ngoại của Đảng lại có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, đáp ứng yêu cầu của tình hình cách mạng, góp phần cấu thành nên đường lối lãnh đạo chung của Đảng ta. Trong năm 2022, bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp; kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức; cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại giữa các nước diễn biến phức tạp; thiên tai, dịch bệnh ngày càng gia tăng về cả tác động và cường độ, đại dịch Covid-19 tiếp tục có những ảnh hưởng, tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong nước, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định; niềm tin của nhân dân ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội nước ta cũng phải tiếp tục đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức. Trước bối cảnh đó, công tác đối ngoại nói chung, công tác đối ngoại của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật nói riêng cũng có nhiều thời cơ, đan xen những thách thức.

1. Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng đến công tác đối ngoại. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, đường lối đối ngoại của Đảng lại có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, đáp ứng yêu cầu của tình hình cách mạng, góp phần cấu thành nên đường lối lãnh đạo chung của Đảng ta.

Trước khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (năm 1945), Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng, phát huy vai trò của hoạt động đối ngoại, cụ thể là đối ngoại đảng và đối ngoại nhân dân nhằm phục vụ mục tiêu cao nhất lúc đó là giải phóng dân tộc.

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ba trụ cột của công tác đối ngoại là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân đã có những bước phát triển đáng kể, đóng góp quan trọng vào quá trình giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong giai đoạn này, đối ngoại đảng tiếp tục được chú trọng, phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng, tạo nên mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn giúp đỡ, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, góp phần đưa các cuộc kháng chiến cứu nước đến thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ngoại giao nhà nước dù mới ra đời, song đã phát huy mạnh mẽ vai trò trong quá trình thúc đẩy sự công nhận của thế giới đối với Việt Nam thông qua việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với một số nước và tham gia các tổ chức, diễn đàn khu vực. Các hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục được triển khai mạnh mẽ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đối ngoại nhân dân đã phát triển vượt bậc với nhiều hình thức sáng tạo và độc đáo, từ việc cử các đoàn đại biểu thăm các nước anh em, bè bạn đến việc dự nhiều hội nghị quốc tế, đưa tiếng nói của nhân dân miền Nam đang chiến đấu tới các diễn đàn, các cơ quan thông tấn báo chí quốc tế...; từ đó, hình thành một mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn chưa từng có ủng hộ nhân dân Việt Nam.

Từ năm 1975 đến nay, công tác hợp tác quốc tế tiếp tục có những bước phát triển mới, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) nêu rõ: Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) cụ thể hóa nhiệm vụ đối ngoại: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Trước sau như một ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới. Phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh”.

Trong những năm tới, công tác hợp tác quốc tế sẽ diễn ra trong bối cảnh chiến lược mới. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo, cả thách thức và cơ hội đều đan xen, trong đó thách thức lớn hơn. Những chuyển biến của cục diện thế giới và khu vực tác động nhiều mặt tới Việt Nam do chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực. Nhiệm vụ đối ngoại do đó cũng càng trở nên quan trọng và nặng nề, vừa nhằm thích ứng và ứng phó với bối cảnh thế giới và khu vực biến động mạnh, vừa phục vụ những mục tiêu phát triển chiến lược của đất nước giai đoạn tới.

Để phù hợp với sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, Đại hội XIII nhấn mạnh một số nét mới trong nhiệm vụ đối ngoại giai đoạn tới.

Trong bối cảnh đó, Đại hội XIII khẳng định Việt Nam cần tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Đây là nội dung hết sức quan trọng, xuyên suốt trong đường lối đối ngoại của Đảng thời kỳ Đổi mới. Độc lập tự chủ vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng của đối ngoại Việt Nam. Chỉ có độc lập tự chủ, chúng ta mới có thể hội nhập quốc tế thành công, phát huy đầy đủ thế mạnh, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, xử lý được các mối quan hệ quốc tế phức tạp trong môi trường đầy bất định, khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen như hiện nay.

Văn kiện Đại hội XIII đã khẳng định những điểm nổi bật về phương hướng đối ngoại, đó là:

Một là, “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”.

Hai là, “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”.

Ba là, “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia”.

Bốn là, tiếp tục đưa các mối quan hệ đối ngoại song phương đi vào chiều sâu, đồng thời cần “tạo thế đan xen lợi ích” và “tăng độ tin cậy”. Đối ngoại đa phương cần “chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế”, và “trong những vấn đề, các cơ chế quan trọng, có tầm chiến lược đối với lợi ích Việt Nam, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể”.

Năm là, đối ngoại được giao trọng trách tham gia cùng quốc phòng, an ninh và cả hệ thống chính trị vào việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định của đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa.

Sáu là, “Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hội nhập xã hội nước sở tại. Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh… Tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Làm tốt công tác thông tin tình hình trong nước, giúp đồng bào hướng về Tổ quốc, nhận thức và hành động phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc, có chính sách thu hút nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Bảy là, “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”.

Tám là, “Nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, tính chuyên nghiệp, hiện đại, đổi mới sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; chủ động thích ứng trước chuyển biến của tình hình”.

2. Là đơn vị sự nghiệp trung ương của Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Bí thư, có chức năng là cơ quan xuất bản chính trị của Đảng và Nhà nước, hoạt động theo Luật Xuất bản, trong thời gian qua, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tăng cường thực hiện hoạt động đối ngoại, nhằm mở rộng giao lưu, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với một số cơ quan xuất bản, phát hành trên thế giới về mô hình tổ chức, cơ chế quản lý, kế hoạch đề tài, phát triển thị trường, tổ chức sản xuất kinh doanh, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng nhân lực...; tích cực tham gia nhiều hoạt động quốc tế về triển lãm sách, giới thiệu sách. Những hoạt động này tạo điều kiện để Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tiếp cận với công nghệ, quy trình xuất bản mới trên thế giới, góp phần tăng cường chất lượng và hiệu quả xuất bản sách; đồng thời, góp phần đẩy mạnh công tác khai thác đề tài và bản thảo, giúp đa dạng hóa các lĩnh vực sách xuất bản để phục vụ nhu cầu của bạn đọc trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, việc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thực hiện công tác đối ngoại còn là thực hiện nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao phó.

Sáng 19/4/2022, tại Trụ sở Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, nhân kỷ niệm 61 năm Chiến thắng Hirôn (19/4/1961 - 19/4/2022), Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức sự kiện Trưng bày xuất bản phẩm: “Tình hữu nghị thủy chung Việt Nam - Cuba: Dấu ấn qua từng trang sách”.

Trong năm 2022, bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp; kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức; cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại giữa các nước diễn biến phức tạp; thiên tai, dịch bệnh ngày càng gia tăng về cả tác động và cường độ, đại dịch Covid-19 tiếp tục có những ảnh hưởng, tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong nước, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định; niềm tin của nhân dân ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội nước ta cũng phải tiếp tục đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức.

Trước bối cảnh đó, công tác đối ngoại nói chung, công tác đối ngoại của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật nói riêng cũng có nhiều thời cơ, đan xen những thách thức. Những biến động khó lường của đại dịch Covid-19 có thể khiến hoạt động đối ngoại truyền thống trở nên khó khăn (Năm 2021, Kế hoạch đối ngoại của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã được Thường trực Ban Bí thư phê duyệt nhưng không thực hiện được. Tất cả các hoạt động được tiến hành bằng hình thức trực tuyến). Dù vậy, đây cũng là thời điểm tốt để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và những thành quả của cuộc Cách mạng 4.0 vào công tác đối ngoại và phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế. 

Trong tình hình mới, Nhà xuất bản cần tiếp tục phát huy vai trò của các hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị và đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nhằm nâng cao vai trò, vị thế của và tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác xuất bản sách.

Kiều Trang

Tạp chí Chính trị và Phát triển

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Quý bạn đọc đặt sách/tạp chí online vui lòng để lại thông tin