Kinh tế nâu (Brown Economy) là một khái niệm dùng để chỉ mô hình phát triển kinh tế truyền thống, chủ yếu dựa vào việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được (như nhiên liệu hóa thạch), đi kèm với các hoạt động gây ô nhiễm và xả thải lớn vào môi trường. Mô hình kinh tế nâu đã gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến môi trường toàn cầu, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang một mô hình kinh tế xanh, bền vững hơn. Chuyển đổi từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh không chỉ là một sự lựa chọn mà còn là một tất yếu và đang trở thành xu hướng chung của thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nhiều nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, môi trường đang bị suy thoái và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thực tế là phần lớn các quốc gia đang phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và hệ sinh thái, bao gồm cả an ninh lương thực, an ninh nước ngọt và các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. Do đó, nếu không chuyển hướng phát triển sang mô hình kinh tế xanh, các quốc gia này sẽ phải đối mặt với việc đánh đổi một phần lớn lợi ích từ sự phát triển kinh tế để chịu các chi phí môi trường. Điều này sẽ làm giảm khả năng đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai.
Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và lo ngại về suy thoái toàn cầu, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã chủ động nỗ lực để đấu tranh cho một gói kích thích kinh tế xanh và lựa chọn các khu vực cụ thể để đầu tư và khởi động các sáng kiến nhằm xây dựng một nền kinh tế xanh. Tháng 10/2008, UNEP đã đưa ra một sáng kiến về kinh tế xanh để hỗ trợ việc phân tích và lập kế hoạch chính sách đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh, xanh hóa tài nguyên hoặc giảm ô nhiễm. Một trong những kết quả đầu tiên mà UNEP đã đưa ra là “kế hoạch cho một nền kinh tế xanh” thông qua cuốn sách mang tựa đề a Global Green New Deal (tạm dịch: Một thỏa thuận mới xanh toàn cầu)”, phát hành vào tháng 3/2009. Cuốn sách này đề xuất việc kết hợp các biện pháp chính sách nhằm kích thích phục hồi kinh tế và đồng thời nâng cao tính bền vững của kinh tế toàn cầu. a Global Green New Deal gợi mời các chính phủ phải cấp quỹ đáng kể để thúc đẩy nhu cầu cho các lĩnh vực kinh tế xanh và đặt ra 03 mục tiêu chính: (i) phục hồi kinh tế; (ii) giảm nghèo và (iii) giảm phát thải carbon cũng
Kinh tế nâu (Brown Economy) là một khái niệm dùng để chỉ mô hình phát triển kinh tế truyền thống, chủ yếu dựa vào việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được (như nhiên liệu hóa thạch), đi kèm với các hoạt động gây ô nhiễm và xả thải lớn vào môi trường. Mô hình kinh tế nâu đã gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến môi trường toàn cầu, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang một mô hình kinh tế xanh, bền vững hơn. Chuyển đổi từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh không chỉ là một sự lựa chọn mà còn là một tất yếu và đang trở thành xu hướng chung của thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nhiều nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, môi trường đang bị suy thoái và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thực tế là phần lớn các quốc gia đang phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và hệ sinh thái, bao gồm cả an ninh lương thực, an ninh nước ngọt và các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. Do đó, nếu không chuyển hướng phát triển sang mô hình kinh tế xanh, các quốc gia này sẽ phải đối mặt với việc đánh đổi một phần lớn lợi ích từ sự phát triển kinh tế để chịu các chi phí môi trường. Điều này sẽ làm giảm khả năng đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai.
Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và lo ngại về suy thoái toàn cầu, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã chủ động nỗ lực để đấu tranh cho một gói kích thích kinh tế xanh và lựa chọn các khu vực cụ thể để đầu tư và khởi động các sáng kiến nhằm xây dựng một nền kinh tế xanh. Tháng 10/2008, UNEP đã đưa ra một sáng kiến về kinh tế xanh để hỗ trợ việc phân tích và lập kế hoạch chính sách đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh, xanh hóa tài nguyên hoặc giảm ô nhiễm. Một trong những kết quả đầu tiên mà UNEP đã đưa ra là “kế hoạch cho một nền kinh tế xanh” thông qua cuốn sách mang tựa đề a Global Green New Deal (tạm dịch: Một thỏa thuận mới xanh toàn cầu)”, phát hành vào tháng 3/2009. Cuốn sách này đề xuất việc kết hợp các biện pháp chính sách nhằm kích thích phục hồi kinh tế và đồng thời nâng cao tính bền vững của kinh tế toàn cầu. a Global Green New Deal gợi mời các chính phủ phải cấp quỹ đáng kể để thúc đẩy nhu cầu cho các lĩnh vực kinh tế xanh và đặt ra 03 mục tiêu chính: (i) phục hồi kinh tế; (ii) giảm nghèo và (iii) giảm phát thải carbon cũng như suy thoái hệ sinh thái. Đồng thời, a Global Green New Deal cũng đề xuất một kế hoạch và khung khổ cho các chương trình kích thích kinh tế xanh cũng như các chính sách hỗ trợ tại cả trong nước và quốc tế.
Trong những năm gần đây, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) - cơ quan tiên phong về sáng kiến “kinh tế xanh” - đã triển khai nhiều dự án nghiên cứu và thí điểm tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Đặc biệt, hơn 65 quốc gia đã bắt đầu quan tâm đến kinh tế xanh và phát triển các chiến lược liên quan, trong đó 48 quốc gia đã xây dựng lộ trình để phát triển kế hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh1. Nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc về thiết kế một hệ thống tài chính bền vững đã lập bản đồ về thực tiễn và tiềm năng để thúc đẩy sự liên kết này. Báo cáo toàn cầu của họ, “The Financial System We Need”, phản ánh một phân tích sâu sắc về thực tiễn ở hơn 15 quốc gia và nghiên cứu hợp tác qua các lĩnh vực và vấn đề then chốt như ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư tổ chức và thị trường vốn, được thể hiện trong hơn 70 tài liệu làm việc. Nó mô tả một “cuộc cách mạng lặng lẽ” khi các yếu tố bền vững được đưa vào các quy tắc quản lý hệ thống tài chính. Phần lớn những đổi mới này đã diễn ra ở cấp độ quốc gia, tạo ra nền tảng cho các hình thức hợp tác quốc tế mới. Sự hội tụ của đổi mới cấp quốc gia với các khuôn khổ, mục tiêu và tham vọng quốc tế cung cấp cơ hội để tạo ra một con đường mới để thúc đẩy tài chính xanh theo nghĩa rộng nhất. Trong quá trình chuyển từ thiết kế sang thực hiện, nghiên cứu sẽ hỗ trợ việc mở rộng quy mô, mở rộng và trao đổi các lựa chọn chính sách, thúc đẩy các lĩnh vực nghiên cứu mới then chốt, và tiếp tục các hoạt động tham gia cấp quốc gia, khu vực và quốc tế để đưa tính bền vững vào cấu trúc tài chính2.
Chuyển đổi sang kinh tế xanh không chỉ là để tránh những hậu quả của kinh tế nâu, mà còn là để thích ứng với những biến đổi trong kinh tế thế giới trong giai đoạn mới. Trong thế giới ngày nay, giá nhân công không còn chiếm tỉ trọng cao trong giá thành sản phẩm như trước, thay vào đó, yếu tố quyết định chủ yếu là công nghệ mới. Ngoài ra, sự giảm số lượng công việc nâu diễn ra nhanh chóng, trong khi việc xuất hiện ngày càng nhiều công việc xanh là một phần của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư3. Một ví dụ điển hình là Hàn Quốc, từ năm 2008, đã phân bổ khoảng 80% trong tổng số 38,1 tỷ USD của gói kích cầu kinh tế để hỗ trợ quá trình chuyển đổi này4.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015), Trung Quốc đã dành tổng cộng 140 tỷ USD cho các khoản đầu tư xanh5. Chính phủ Trung Quốc đã và đang triển khai Chiến lược phát triển mới, nhằm hướng tới phát triển kinh tế xanh và duy trì tăng trưởng ổn định, bền vững, đề cao chất lượng tăng trưởng. Cụ thể, Chiến lược phát triển mới của Trung Quốc chuyển từ phương thức phát triển kinh tế tiêu hao nhiều tài nguyên sang phương thức phát triển tiết kiệm tài nguyên, bao gồm các nội dung chính sau: phát triển năng lượng tái tạo; phát triển các ngành công nghệ tiên tiến; chính sách và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; thành lập các đặc khu kinh tế xanh. Như vậy, Trung Quốc đang nỗ lực chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng xanh, bền vững, nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Nhiều quốc gia phát triển như Australia, UAE, Nhật Bản, Đan Mạch, Na Uy đã cùng Hàn Quốc thành lập Tổ chức tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) - một tổ chức liên chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển xanh. Tuy nhiên, UNEP khuyến cáo rằng mỗi quốc gia cần xây dựng chiến lược và chương trình hành động phát triển kinh tế xanh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội riêng của mình. Các nước đang phát triển như Việt Nam được cho là đang ở vị thế lợi thế để thực hiện chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh, do mức phát thải carbon bình quân đầu người còn tương đối thấp và tài nguyên thiên nhiên còn dồi dào. GGGI đang tích cực hỗ trợ các nước đang phát triển, như Campuchia và Philippines - hai nước láng giềng của Việt Nam, trong lĩnh vực này. Đây là cơ hội để Việt Nam thu hút thêm nguồn vốn và chuyển giao công nghệ từ các hoạt động của GGGI. Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng được lợi thế này để xây dựng và triển khai chiến lược phát triển kinh tế xanh phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh ở Việt Nam đang diễn ra với những tiến triển đáng kể, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định 1658/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, xác định rõ mục tiêu tổng quan tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu; và đồng thời, cũng xác định rõ nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện cho mục tiêu phát triển kinh tế xanh. Ngoài ra, Chính phủ cũng đang xây dựng các chính sách, chương trình và kế hoạch để đẩy mạnh chuyển đổi sang các ngành kinh tế xanh như năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn. Việt Nam đã đạt được bước tiến đáng kể trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, điện gió. Tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện đã tăng từ 9% năm 2020 lên 13,7% trong 7 tháng đầu năm 20236. Một số mô hình nông nghiệp hữu cơ, canh tác tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao đang được triển khai và mở rộng. Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững. Việt Nam đang có những nỗ lực đáng kể trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh, song vẫn cần nhiều giải pháp đồng bộ trong thời gian tới để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
1. UNEP: UN Environment Inquiry, 04/06/2024, https://www.unep.org/es/node/19236
2. Schwab: The fourth industrial revolution: Penguin UK, 2017
3. Schwab: The fourth industrial revolution: Penguin UK, 2017
4. Xiaoxue Weng, Zhanfeng Dong, Qiong Wu and Ying Qin: China’s path to a green economy Decoding China’s green economy concepts and policies, 2015.
5. Hương Nguyễn: “Năng lượng tái tạo chiếm 13,8% tổng lượng điện sản xuất trong 7 tháng năm 2023”, https://moit.gov.vn/tin-tuc/su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua/nang-luong-tai-tao-chiem-13-8-tong-luong-dien-san-xuat-trong-7-thang-nam-2023.
6. Xiaoxue Weng, Zhanfeng Dong, Qiong Wu and Ying Qin: China’s path to a green economy Decoding China’s green economy concepts and policies, 2015.
TS. TẠ VIẾT TRƯỜNG
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Link nội dung: https://chinhtrivaphattrien.vn/chuyen-doi-tu-nen-kinh-te-nau-sang-nen-kinh-te-xanh-hanh-trinh-huong-toi-kinh-te-ben-vung-a8796.html