Kinh nghiệm về hoạt động xúc tiến phát triển du lịch của một số quốc gia trên thế giới, bài học cho Việt Nam

CT&PT - Trên cơ sở kinh nghiệm thực tế ở một số nước đã tổ chức thành công hoạt động xúc tiến du lịch, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. nghiệm để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Kiên Giang trong thời gian sắp tới.

1. Kinh nghiệm của Malaysia và Nhật Bản

Kinh nghiệm của Malaysia
Malaysia không chỉ là nước có nền kinh tế phát triển nhanh và ngành công nghiệp thương mại vững mạnh, thu hút nhiều nhà kinh doanh nước ngoài mà còn rất phát triển ngành du lịch “công nghiệp không khói”. Những điểm đến ưa thích nhất của khách du lịch đến tham quan tại Malaysia là thủ đô Kuala Lumpur, bờ biển ngọc trên bán đảo Trengganu và rừng nhiệt đới Borneo. Malaysia là một trong những nước đứng đầu khu vực ông Nam Á về du lịch, thu hút được 25,7 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2013, tăng 2,8% so với năm 2012. Du lịch Malaysia được xác định là một ngành mang lại ngoại tệ nhiều, ngành đứng thứ hai cho Malaysia sau công nghiệp, năm 2013 đạt doanh thu khoảng 65,44 t RM (hơn 20 t USD), tăng 8,1% so với năm 2012.
Du lịch Malaysia chú trọng nhiều đến hoạt động quảng bá du lịch, xem nó là công tác trọng tâm, sống còn của sự phát triển du lịch. Vì vậy, du lịch Malaysia đã thực sự thu hút sự quan tâm của du khách trên thế giới và khoảng 5 năm trở lại đây, Malaysia là nước xếp hàng đầu ở khu vực ông Nam Á về số lượng khách quốc tế đến và trở thành đại diện duy nhất của ông Nam Á góp mặt trong top 10.
Malaysia đã áp dụng thành công bởi việc khai thác những nét nổi bật của sản phẩm du lịch, tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn nhằm thu hút khách quốc tế. Là một quốc gia đa dân tộc, sự pha trộn nhiều nền văn hóa khác nhau tạo nên một bản sắc văn hóa rất riêng; đây cũng là nơi giao thoa của nhiều nền ẩm thực hàng đầu đã tạo nên văn hóa ẩm thực chung đặc sắc. Malaysia là đất nước có nhiều điểm đến hấp dẫn, du khách có thể thỏa sức khám phá vẻ đẹp đích thực của châu Á. Đặc biệt, các sản phẩm du lịch đa dạng, đẳng cấp quốc tế du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm, các địa điểm mua sắm… với mức giá cạnh tranh.
Các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, Bộ Du lịch Malaysia đã có nhiều chương trình, kế hoạch tổng thể nhằm đưa hình ảnh Malaysia đến với thế giới. Malaysia thông qua các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch như: “Malaysia - Ngôi nhà thứ 2 của tôi”, “Malaysia - điểm mua sắm”... số khách du lịch ngày một tăng. Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuyếch trương sản phẩm du lịch mua sắm, đưa ra các biện pháp kích thích du khách mua sắm khi du lịch tại Malaysia như tổ chức lễ hội đại bán hàng giảm giá từ 20-80% kéo dài gần 3 tháng vào dịp hè hằng năm. Tập trung các sản phẩm cho thị trường du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ thể và từng hoạt động. Đặc biệt, đẩy mạnh phát triển du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và cuối cùng là du lịch mice.
Bên cạnh đó, du lịch Malaysia luôn có sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ như: khách sạn, nhà hàng, hãng hàng không, lữ hành, các điểm du lịch, siêu thị shopping…tạo thành chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch với dịch vụ hoàn hảo cho khách du lịch và thực hiện tốt tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa lớn, đẩy mạnh truyền thông qua các chuyến đi (farmtrip) có mời phóng viên nước ngoài đến trải nghiệm và liên kết với các địa phương ở nước ngoài để xúc tiến, quảng bá cho du lịch Malaysia. Một nhân tố đóng góp không nhỏ vào sự thành công của du lịch Malaysia là luôn chú trọng tuyên truyền quảng cáo, nâng cao nhận thức cho người dân về xúc tiến quảng bá du lịch. Việc đơn phương miễn thị thực cho một số nước có nguồn khách lớn đến du lịch Malaysia đã thúc đẩy gia tăng đáng kể lượng khách nước ngoài đến du lịch.

Kinh nghiệm của Nhật Bản
Du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành hàng đầu của chiến lược tăng trưởng của Nhật Bản và góp phần to lớn hướng Nhật Bản thành một quốc gia du lịch. Nhật Bản tuy diện tích nhỏ nhưng sở hữu nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng, cùng với nền văn hóa ẩm thực đa dạng và đẹp mắt, tinh tế, hấp dẫn khách du lịch nhất là khách du lịch quốc tế. Du lịch Nhật bản đã có những chương trình xúc tiến, quảng bá thúc đẩy tăng trưởng hoạt động du lịch như đưa ra kế hoạch mở rộng các cơ sở kinh doanh du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra các khu du lịch hấp dẫn được ưa chuộng khách du lịch trong và ngoài nước nhằm xây dựng thương hiệu du lịch của Nhật Bản.
Thực hiện chương trình thu hút khách du lịch thông qua chương trình khuyến mãi “Ghé thăm Nhật Bản tất cả Nhật Bản”. Đẩy mạnh phát triển trong lĩnh vực du lịch Mice phục vụ hội nghị quốc tế, thiết kế các tour du lịch theo cải cách thời gian phù hợp với yêu cầu của du khách, xây dựng một khuôn khổ du lịch nước ngoài bằng cách thúc đẩy du lịch cá nhân và đa dạng hóa các nguồn du lịch, tăng cường mối liên kết giữa các công ty du lịch Nhật Bản với các công ty du lịch nước ngoài, mở rộng mối quan hệ ngoại giao.
Bên cạnh đó, việc nới lõng thị thực, miễn thị thực nhập cảnh đối với các quốc gia  ông Nam Á, miễn thị thực cho công dân lưu trú ngắn hạn từ Hàn Quốc, Đài Loan và 64 quốc gia và lãnh thổ khách với mục đích đến tham quan Nhật Bản. Đó là lý do khiến Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Indonesia nằm trong tốp đầu các nước có tốc độ gia tăng du khách đến Nhật Bản.

2. Bài học cho hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam

Từ những kinh nghiệm về hoạt động xúc tiến du lịch từ các quốc gia như Malaysia, Nhật Bản, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:
Tập trung, nâng cao công tác quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến du lịch.
Chú trọng đầu tư, mở rộng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch riêng biệt, độc đáo.
Đẩy mạnh và xây dựng sự nhận biết của khách về thương hiệu điểm đến cho thấy thương hiệu du lịch rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập.
Kết hợp chặt chẽ với các hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch với các hoạt động giao lưu văn hóa, tôn tạo gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường du lịch an toàn, thân thiện.
Chuyên nghiệp hóa các hoạt động xúc tiến du lịch tập trung vào các thị trường mục tiêu lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch ra thị trường khu vực và quốc tế để thu hút du khách quốc tế những vẫn chú trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch nội địa.


ThS. TRƯƠNG HOÀNG ĐỨC

Đại học Văn hóa Hà Nội

 

Link nội dung: https://chinhtrivaphattrien.vn/kinh-nghiem-ve-hoat-dong-xuc-tien-phat-trien-du-lich-cua-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-bai-hoc-cho-viet-nam-a8755.html