Vị trí và vai trò của điểm đến du lịch trong phát triển du lịch

CT&PT - Điểm đến du lịch chính là nơi cung cấp tài nguyên du lịch, là một không gian tự nhiên có hoặc không có ranh giới hành chính hoặc/và ranh giới khác, trong đó khách du lịch có thể nghỉ qua đêm. Nó là một cụm (cùng địa điểm) các sản phẩm và dịch vụ, cá hoạt động và trải nghiệm dọc theo chuỗi giá trị và là một đơn vị cơ bản để phân tích du lịch. Một điểm đến bao gồm các bên liên quan khác nhau và có thể kết nối với nhau thành các điểm đến lớn hơn.

tai-xuong-3-1727493713.jfif
 

1. Vị trí của điểm đến du lịch

Theo quan niệm của điểm đến du lịch được trình bày ở trên, ta thấy vị trí của điểm đến du lịch nó đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động du lịch, nó quyết định đến hình thức chuyến đi, loại hinh du lịch, mục đích chuyến đi và sản phẩm du lịch mang tên gắn liền với vị trí của điểm đến du lịch đó Quyết định hình thức chuyến đi, loại hình du lịch: Vị trí điểm du lịch trong một quốc gia cho chúng ta tạo ra loại hình, hình thức du lịch nội địa, như chúng ta là người Việt, các vị trí điểm du lịch nằm trong phạm vi quốc gia Việt Nam (như Hà Nội, Hạ Long, Sài Gòn, Phú Quốc...) loại hình này là du lịch nội địa. Vị trí điểm du lịch gần nơi suất phát cho phép người đi du lịch sử dụng ngắn ngày hay dài ngày thì tạo ra cho chuyến đi là loại hình du lịch ngắn ngày hay dài ngày (Như chúng ta suất phát từ Hà Nội đi Hạ Long quãng đường ngắn, cho phép dịch chuyển thời gian từ nơi xuất phát đến vị trí điểm đến ngắn hay chúng ta thực hiện hành trình xuyên việt dọc theo chiều dài của Việt Nam thực hiện trong một hành trình dài, mất nhiều thời gian).

Vị trí điểm đến du lịch nằm ngoài quốc gia của điểm xuất phát, cho chúng ta loại hình, hình thức du lịch là đi du lịch quốc tế (như các điểm đến là Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore...).

Vị trí điểm đến du lịch tạo ra mục đích của chuyến đi. Vị trí điểm đến du lịch là du lịch biển thì du khách thực hiện hành trình đó là du lịch biển. Ví dụ: chúng ta đến với biển Sầm Sơn, Của Lò.... mục đích của chuyến đi thuần túy là đi tham quan du lịch biển, đi vào mùa hè. Chuyến đi thưởng thức khí hậu cảnh quan đặc trưng như đi Sa Pa, Đà Lạt... Chuyến đi đến các điểm đặc trưng như các đấu trường thể thao thường dành cho các chương trình du lịch đặc trưng kết hợp với du lịch thi đấu thể thao như các đại hội thể thao lớn tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Vị trí điểm đến là các suối nước khoáng nóng dùng để chữa bệnh thì du khách sẽ có chuyến đi du lịch với mục đích là chữa bệnh nghỉ dưỡng như: suối khoáng nóng Kim Bôi, Kênh Gà...

Vị trí điểm đến là các di tích lịch sử, các công trình văn hóa tài nguyên nhân văn.... cho ta thấy mục đích chuyến đi là tham quan tài nguyên du lịch nhân văn. Bên cạnh đó khách du lịch tập chung vào nghiên cứu tài nguyên tại điểm đến, nghiên cứu và học tập.

Vị trí của điểm tham quan kết hợp cùng với hội nghị hội thảo, chúng ta gọi mục đích chuyến đi ấy là sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo hay còn gọi là du lịch Mice.

Sản phẩm du lịch mang tên gắn liền với vị trí của điểm đến du lịch đó: khách du lịch đến với biển mang tên du lịch biển (biển Cửa Lò, biển Phan Thiết...) ; khách du lịch đến với Tây Bắc thường là du lịch văn hóa bản địa, du lịch thăm lại chiến trường xưa như : khách đến với Điện Biên Phủ, chiến trường Quảng Trị, căn cứ địa cách mạng... hay du lịch ra nước ngoài như đến Thái Lan, Trung Quốc, các nước Châu Âu....

Như vậy, vị trí điểm đến du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển du lịch không chỉ của Việt Nam mà còn của tất cả các quốc gia phát triển du lịch và lấy du lịch là ngành kinh tế dịch vụ chủ đạo chiến lược.

2. Vai trò của điểm đến du lịch

Điểm đến du lịch đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra sản phẩm du lịch; tạo ra các giá trị khai thác du lịch, dịch chuyển kinh tế, vật chất, tinh thần và nguồn lao động cho nơi có điểm đến; tạo ra giá trị hưởng thụ và ý nghĩa cho du khách sử dụng chuyến đi.

a. Tạo ra sản phẩm du lịch:

+ Sản phẩm chủ đạo: Điểm đến du lịch đóng vai trò làm sản phẩm chủ đạo cho chuyên đi, nó quyết định chính các dịch vụ mà du khách được hưởng và sử dụng trong chuyến đi như đi du lịch biển thì bãi biển tại nơi đến là mục đích và sản phẩm chính của chuyến đi ( bãi biển Sầm Sơn, bãi biển Cửa Lò, Mũi Né...)

+ Sản phẩm bổ sung: điểm đến du lịch tạo ra sản phẩm bổ sung trong chuyến đi, du khách có thể kết hợp tham quan ngay trong chuyến đi, những điểm đó không đóng vai trò quan trọng, mục đích chủ đạo trong chuyến đi cũng là biển đi du lịch biển Cửa Lò, du khách kết hợp tham quan di tích và danh thắng quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh - điểm đến này đóng vai trò là sản phẩm phụ bổ sung sản phẩm chính du lịch bãi biển Cửa Lò).
+ Sản phẩm truyền thống quốc tế: Điểm đến là các quốc gia ngoài lãnh thổ Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapo... Nói đến du lịch Thái Lan các chương trình du lịch quốc tế truyền thống là đi Bangkoc - Pattaya; đi Trung Quốc: Bắc Kinh - Thượng Hải hay Quảng Châu - Thâm Quyến....
+ Sản phẩm hỗn hợp: Điểm đến du lịch tạo nên các sản phẩm du lịch hỗn hợp (sản phẩm chính, sản phẩm phụ) làm cho chuyến đi đa dạng, du khách được hưởng thụ các dịch vụ trong chuyến đi (hành trình du lịch xuyên Việt dọc theo chiều dài đất nước hình chữ S của Việt Nam, du khách được thưởng thức hỗn hợp các sản phẩm du lịch đặc trưng của du lịch Việt Nam).
+ Sản phẩm du lịch tự nhiên, nhân văn và phi vật thể: Điểm đến du lịch được khai thác từ các tài nguyên tự nhiên thì cho chúng ta các sản phẩm du lịch tự nhiên như các bãi biển, các hồ nước, các vườn quốc gia, các cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn....

Điểm đến là các tài nguyên du lịch nhân văn như di tích lịch sử văn hóa, đình, đền, miếu mạo hay các tác phẩm văn hoc nghệ thuật, các công trình kiến trúc độc đáo...được khai thác vào mục đích tham quan du lịch. Người ta gọi là sản phẩm du lịch nhân văn.

Điểm đến là các tài nguyên du lịch phi vật thể, du khách được thưởng thức các sản phẩm du lịch phi vật thể mà chỉ ở đó du khách mới được thụ hưởng sản phẩm du lịch đó (chúng ta đến Cố đô Huế - du khách tham quan và thưởng thức Di sản văn hóa thế giới phi vật thể Nhã nhạc Cung Đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây nguyên, thưởng thức làn điệu quan Họ Bắc Ninh hay các nét đẹp văn hóa dân tộc ít người vùng Tây Bắc....)

b. Tạo ra các giá trị khai thác du lịch, dịch chuyển kinh tế, vật chất, tinh thần và nguồn lao động cho nơi có điểm đến:

Mỗi một điểm đến được đưa vào khai thác du lịch, nó có ý nghĩa rất quan trọng cho điểm du lịch đó. Nó mang lại các giá trị kinh tế dịch vụ du lịch khác từ hoạt đông du lịch, nó làm cho kinh tế khu vực đó thay đổi; vật chất và tinh thần của người dân tại điểm du lịch cũng thay đổi phát triển, lao động tại vùng có nhiều công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều ngành nghề cho lao động tại địa phương, nguời dân được hưởng lợi từ việc kinh doanh khai thác tài nguyên làm du lịch đó.

c. Tạo ra giá trị hưởng thụ và ý nghĩa cho du khách sử dụng chuyến đi:

Du khách đến các điểm tham quan được thưởng thức khám phá tìm về điểm du lịch, hiểu về nó, mở rộng cảm quan của minh về tài nguyên, con người và vốn văn hóa hay thưởng thức ẩm thực đặc trưng tại điểm đến, mang lại một ý nghĩa quan trọng cho du khách khi đến đó tham quan (du khách đến Cố Đô Huế - ngoài các giá tri lịch sử kiến trúc, ý nghĩa lịch sử của một Cố Đô xưa, quý khách còn được thưởng thức các loại ẩm thực Huế; du khách tham quan miệt vườn sông nước Cửu Long, ngoài khám phá ẩm thực.
Bên cạnh những giá trị tích cực của điểm đến du lịch mang lại cho chính nơi khai thác du lịch thì nó cũng tạo ra các tác động tiêu cực nên điểm đến du lịch nếu như các địa phương nơi có điểm đến du lịch không có chiến lược phát triển du lịch bền vững sẽ làm xã hội tại đó bị phân hóa theo chiều không tích cực, văn hóa bị phá vỡ truyền thống, môi trường bị ô nhiễm, cảnh quan bị xâm hại, tệ nan xã hội phát triển nhanh, trong quá trình phát triển đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức, làm thế nào vừa bảo tồn vừa phát triển cho điểm đến du lịch.


ThS. TRƯƠNG HOÀNG ĐỨC

Đại học Văn hóa Hà Nội

Link nội dung: https://chinhtrivaphattrien.vn/vi-tri-va-vai-tro-cua-diem-den-du-lich-trong-phat-trien-du-lich-a8753.html